KẾ HOẠCH tuyên truyền phòng, chống tham nhũng, lãng phí trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2019 - 2020 

 Thực hiện Quy định số 65-QĐ/TW ngày 03/02/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XII) về chỉ đạo, định hướng cung cấp thông tin tuyên truyền phòng, chống tham nhũng và Hướng dẫn số 27-HD/BTGTW ngày 20/02/2017 của Ban Tuyên giáo Trung ương hướng dẫn công tác tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, ngày 29-01-2019, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Kế hoạch số 95-KH/TU tuyên truyền công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2019 - 2020. Bản Tin Nội chính Quảng Bình trân trọng giới thiệu đến độc giả toàn văn nội dung Kế hoạch quan trọng này để tiện cho việc tham khảo phục vụ công tác:
-------------

 

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Tuyên truyền, quán triệt sâu rộng mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp về phòng, chống tham nhũng, lãng phí theo tinh thần Kết luận số 10-KL/TW ngày 26/12/2016 của Bộ Chính trị nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

2. Công tác tuyên truyền phòng, chống tham nhũng, lãng phí cần được tiến hành nghiêm túc, đồng bộ, bằng nhiều hình thức phù hợp với từng đối tượng, từng thời điểm và tình hình cụ thể, trên cơ sở bám sát sự chỉ đạo, định hướng của Tỉnh ủy, bảo đảm tính trung thực, khách quan, đúng quy định.

3. Gắn tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng, lãng phí với tuyên truyền thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ và Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tuyên truyền thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng ngành, địa phương, đơn vị.

4. Công tác tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng, lãng phí đảm bảo nghiêm túc, thiết thực, hiệu quả trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân.

II. NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN

1. Tập trung tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, nhất là những nội dung cơ bản của Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí”, Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/5/2012 của Hội nghị Trung ương 5 (khóa XI) “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí” và Kết luận số 10-KL/TW ngày 26/12/2016 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí”.

2. Tuyên truyền, quán triệt mục tiêu, quan điểm phòng, chống tham nhũng, lãng phí của Kết luận số 10-KL/TW ngày 26/12/2016 của Bộ Chính trị. Làm rõ, cụ thể hóa mục tiêu kiên quyết khắc phục những hạn chế, yếu kém, tạo chuyển biến rõ rệt trong 5 năm tới, ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí.

Quán triệt sâu sắc 3 quan điểm được nêu trong Kết luận số 10-KL/TW của Bộ Chính trị:

Một là, phòng ngừa là chính, cơ bản, lâu dài; phát hiện, xử lý là quan trọng, cấp bách. Kết hợp chặt chẽ giữa tích cực phòng ngừa, chủ động phát hiện và kiên quyết xử lý nghiêm minh, kịp thời những người có hành vi tham nhũng, lãng phí, bao che, dung túng, tiếp tay cho tham nhũng, lãng phí, can thiệp, cản trở việc chống tham nhũng, lãng phí; không có vùng cấm, vùng trống, không có ngoại lệ, không có đặc quyền, bất kể người đó là ai.

Hai là, phải tiến hành kiên quyết, kiên trì, liên tục với những bước đi vững chắc, tích cực, chủ động và có trọng tâm, trọng điểm. Gắn phòng, chống tham nhũng, lãng phí với xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân.

Ba là, kiên quyết, kiên trì, khẩn trương xây dựng cơ chế phòng ngừa để không thể tham nhũng; cơ chế răn đe, trừng trị để không dám tham nhũng; cơ chế bảo đảm để không cần tham nhũng.

3. Tuyên truyền, phổ biến, quán triệt 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống tham nhũng được nêu trong Kết luận số 10-KL/TW của Bộ Chính trị:

Một là, nâng cao vai trò, trách nhiệm và tính tiên phong, gương mẫu của cấp ủy, tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên, trước hết là của người đứng đầu.

Hai là, tăng cường quản lý, giám sát chặt chẽ cán bộ, đảng viên; hoàn thiện, thực hiện nghiêm các quy định về công tác tổ chức, cán bộ làm công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

Ba là, kiểm soát có hiệu quả tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; thực hiện nghiêm các quy định về công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong hoạt động công vụ.

Bốn là, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và rà soát, bổ sung, sửa đổi, xây dựng, ban hành các quy định của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước để bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

 Năm là, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát hiện, xử lý nghiêm minh, kịp thời các vụ án, vụ việc tham nhũng, lãng phí; thực hiện tốt công tác giám định và nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng, lãng phí.

Sáu là, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực để ngăn ngừa tham nhũng, lãng phí; xây dựng văn hóa tiết kiệm, không tham nhũng, lãng phí.

Bảy là, tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy và chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị có chức năng phòng, chống tham nhũng.

Tám là, từng bước mở rộng hoạt động phòng, chống tham nhũng ra khu vực ngoài nhà nước; mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng.

Gắn tuyên truyền thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống tham nhũng, lãng phí với tuyên truyền triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ và Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Qua đó, đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên; tạo chuyển biến về tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên và nhân dân; khuyến khích tự tu dưỡng, rèn luyện, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, phòng, chống các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; thực hiện nghiêm túc phương châm: “Đảng viên phải gương mẫu hơn quần chúng, cán bộ phải gương mẫu hơn nhân viên, cán bộ giữ chức vụ càng cao càng phải gương mẫu”; xây dựng văn hóa tiết kiệm, không tham nhũng, lãng phí, trước hết là trong cán bộ, đảng  viên, công chức, viên chức. Triển khai các nhiệm vụ, giải pháp gắn với trách nhiệm quản lý nhà nước của mỗi ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị để thực hiện hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong toàn Đảng bộ tỉnh.

4. Đấu tranh, phản bác các thông tin, quan điểm sai trái của các thế lực thù địch; đẩy mạnh việc đấu tranh, phản bác các luận điệu vu cáo, xuyên tạc của các thế lực thù địch, phần tử phản động, cơ hội chính trị về tình hình tham nhũng, lãng phí ở Việt Nam; âm mưu lợi dụng vấn đề tham nhũng, lãng phí để “bôi nhọ” chế độ, chống phá cách mạng Việt Nam, chia rẽ, gây mất đoàn kết nội bộ, làm suy giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.

5. Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện Chỉ thị số 28-CT/TU ngày 11/6/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí và Kế hoạch số 07-KH/TU ngày 22/3/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 07/12/2015 của Bộ Chính trị (khóa XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng.

6. Nêu gương các điển hình tiên tiến trong công tác phòng, chống tham nhũng, đặc biệt trong việc phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng.

III. HÌNH THỨC, BIỆN PHÁP TUYÊN TRUYỀN

1. Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng

- Các phương tiện thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm tuyên truyền, đưa tin chính xác, trung thực, khách quan; kịp thời nêu gương các điển hình trong công tác phòng, chống tham nhũng, đặc biệt trong việc phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng; công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng kết quả xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng.

- Phát huy tốt vai trò trách nhiệm của các cơ quan báo chí trong việc phòng, chống tham nhũng; kịp thời đăng tải công tác lãnh đạo, chỉ đạo, thể hiện rõ quyết tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp trong công tác phòng, chống tham nhũng, góp phần định hướng dư luận xã hội; biểu dương các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện tốt, đồng thời phê phán các cơ quan, đơn vị thực hiện chưa tốt công tác phòng, chống tham nhũng.

2. Tổ chức các hội nghị tuyên truyền

Tổ chức các hội nghị tuyên truyền, quán triệt mục tiêu, quan điểm, giải pháp phòng, chống tham nhũng, lãng phí theo Kết luận số 10-KL/TW ngày 26/12/2016 của Bộ Chính trị thông qua hội nghị báo cáo viên ở các cấp; các buổi họp do tổ tuyên vận thôn, bản, tổ dân phố thực hiện.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

- Tham mưu giúp Ban Thường vụ Tỉnh ủy triển khai thực hiện Kế hoạch và chỉ đạo công tác tuyên truyền phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

- Tổ chức hội nghị Báo cáo viên cấp tỉnh để tuyên truyền, quán triệt mục tiêu, quan điểm, giải pháp phòng, chống tham nhũng, lãng phí theo Kết luận số 10-KL/TW ngày 26/12/2016 của Bộ Chính trị.

- Định hướng tuyên truyền đối với các cơ quan báo chí của tỉnh; theo dõi, nắm bắt tình hình tư tưởng của nhân dân; đăng tải các nội dung tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, kết quả phòng, chống tham nhũng, lãng phí và nêu gương người tốt, việc tốt.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan trong khối tuyên truyền, tổ chức kiểm tra nội dung công tác tuyên truyền phòng, chống tham nhũng, lãng phí tại các cơ quan, đơn vị, địa phương.

2. Ban Nội chính Tỉnh ủy

- Phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy kịp thời cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan về công tác tuyên truyền phòng, chống tham nhũng, lãng phí để định hướng tuyên truyền và đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Tham gia hội nghị báo cáo viên cấp tỉnh (phân công lãnh đạo Ban làm báo cáo viên) để quán triệt tổ chức thực hiện Kết luận số 10-KL/TW ngày 26/12/2016 của Bộ Chính trị, các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

3. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các đoàn thể chính trị - xã hội

- Căn cứ Kế hoạch của Tỉnh ủy, xây dựng kế hoạch để tuyên truyền chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, nhất là những nội dung cơ bản của Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí”, Kết luận số 21-KL/TW của Hội nghị Trung ương 5 (khóa XI) và Kết luận số 10-KL/TW của Bộ Chính trị tới cán bộ, hội viên, đoàn viên.

- Nắm bắt tình hình tư tưởng, tâm trạng của các tầng lớp nhân dân trước các vụ án tham nhũng và việc giải quyết các vụ án tham nhũng để phối hợp giải quyết những vấn đề nổi cộm, mới phát sinh và báo cáo với cấp có thẩm quyền theo quy định.

4. Sở Thông tin và Truyền thông

Phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chỉ đạo, định hướng công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về những nội dung tuyên truyền theo Kế hoạch của Tỉnh ủy.

5. Báo Quảng Bình, Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Bình

- Căn cứ Kế hoạch của Tỉnh ủy, xây dựng kế hoạch tuyên truyền phòng, chống tham nhũng, lãng phí phù hợp với nhiệm vụ chính trị được giao. Mở chuyên trang, chuyên mục, dành thời lượng thỏa đáng cho công tác thông tin, tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng, lãng phí với những hình thức đa dạng, như: tin tức, phóng sự, phóng sự điều tra, ghi chép, thông tin chính sách pháp luật, phim tài liệu,…nhằm bảo đảm các nội dung được phản ánh nhanh chóng, kịp thời, mang tính toàn diện và sâu sắc.

- Phát huy tính chủ động, sáng tạo, tính chiến đấu trong nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền, tích cực, chủ động tham gia phát hiện các biểu hiện, các hành vi tham nhũng, lãng phí; thông tin kịp thời, chính xác, trung thực cho các cơ quan chức năng; lên án, đấu tranh không khoan nhượng đối với các biểu hiện, hành vi tham nhũng, lãng phí và các hành vi bao che cho tham nhũng, lãng phí; thực hiện chức năng giám sát, tạo dư luận xã hội để đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, bảo vệ người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí. Việc thông tin cần thực hiện đúng chỉ đạo, định hướng, không suy diễn, chủ quan, đưa thông tin một chiều, sai lệch; đưa tin, bài về phòng, chống tham nhũng, lãng phí theo kiểu giật gân, câu khách, suy diễn, thiếu tính giáo dục, tính định hướng; nghiêm cấm việc lợi dụng cung cấp thông tin tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng, lãng phí để vu khống, gây mất đoàn kết nội bộ.

- Chú trọng giới thiệu, biểu dương các gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt; động viên, cổ vũ các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Đấu tranh, phản bác những luận điệu tuyên truyền vu cáo, xuyên tạc của các thế lực thù địch, gây mất niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.

6. Các huyện ủy, thị ủy, thành ủy và đảng ủy trực thuộc

- Căn cứ Kế hoạch của Tỉnh ủy, xây dựng kế hoạch tuyên truyền phòng, chống tham nhũng, lãng phí gắn với tuyên truyền thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ và Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; đồng thời gắn với tuyên truyền thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ.

- Các cấp ủy đảng, chính quyền và người đứng đầu cơ quan, đơn vị xác định rõ hơn đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí là nhiệm vụ trọng tâm của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng, cấp bách; từ đó tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác này và nêu cao ý thức trách nhiệm, gương mẫu thực hiện các quy định của Đảng, Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

- Nắm bắt tư tưởng, tâm trạng của các tầng lớp nhân dân trước các vụ án tham nhũng và việc giải quyết các vụ án tham nhũng để chủ động giải quyết những vấn đề nổi cộm, mới phát sinh.

- Tạo điều kiện thuận lợi, phù hợp và an toàn để các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia phát hiện, tố cáo tham nhũng, lãng phí; phê phán góp phần tạo dư luận xã hội lên án các hành vi tham nhũng, lãng phí và giúp các cấp ủy đảng, chính quyền, cơ quan chức năng kịp thời xử lý, khắc phục. Biểu dương các gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt tích cực tham gia phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

- Mở hội nghị (hoặc lồng ghép với hội nghị Tuyên vận) để quán triệt, tổ chức thực hiện Kết luận số 10-KL/TW ngày 26/12/2016 của Bộ Chính trị.

Yêu cầu Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Nội chính Tỉnh ủy, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Quảng Bình, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, các huyện ủy, thị ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy và các cơ quan có liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện Kế hoạch này.

 

 

Nơi nhận:

 

- Ban Bí thư TW,

- Ban Chỉ đạo TW về PCTN,

- Ban Tuyên giáo TW,             (để báo cáo)

- Văn phòng TW Đảng,           

- Ban Nội chính TW,

- Vụ địa phương - BNCTW,

- Ban Thường vụ Tỉnh ủy,

- Thường trực HĐND, UBND tỉnh,

- Các ban và Văn phòng Tỉnh ủy,

- Các BCS đảng, đảng đoàn,

- Các huyện ủy, thị ủy, thành ủy,

đảng ủy trực thuộc,

- Các sở, ban, ngành, MTTQ,

đoàn thể cấp tỉnh,

- Báo Quảng Bình,

- Đài PT-TH Quảng Bình,

- Lưu: VPTU.

T/M BAN THƯỜNG VỤ

BÍ THƯ

 

(Đã ký)

 

 

 

Hoàng Đăng Quang

 

 


Toàn cảnh Hội nghị phổ biến, quán triệt nội dung của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 (Tổ chức ngày 28/02/2019)