Nhìn lại công tác cán bộ trong thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng và Kế hoạch thực hiện Công ước Liên Hợp quốc về phòng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh ta 

 “Cán bộ, công chức có ý thức rèn luyện, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, hoàn thành tốt nhiệm vụ, giữ vững phẩm chất, đạo đức, không tham nhũng, không tiêu cực, có ý thức phục vụ Nhân dân, được Nhân dân tin tưởng, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, ổn định và phát triển kinh tế-xã hội, củng cố vững chắc quốc phòng, an ninh; vai trò trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong đấu tranh chống tham nhũng được phát huy, từ đó nâng cao hiệu quả của công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN); ý thức trách nhiệm về công tác PCTN của các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức, đơn vị cùng cán bộ, đảng viên và Nhân dân đã được thể hiện rõ hơn”- Đó là kết quả sau 10 năm thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng và Kế hoạch thực hiện Công ước Liên Hợp quốc về phòng, chống tham nhũng tại Báo cáo số 71/BC-UBND, ngày 01/4/2021 của Ủy ban Nhân dân tỉnh báo cáo tổng kết Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng và Kế hoạch thực hiện Công ước Liên Hợp quốc về phòng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

 Trước hết, trong công tác tham mưu xây dựng, ban hành văn bản lãnh đạo, chỉ đạo: Căn cứ quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước; phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tại Quy định số 01-QĐi/TU, ngày 01/6/2018, Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 179-QĐi/BCSĐ, ngày 29/10/2018 về phân cấp quản lý và bổ nhiệm cán bộ (thay thế Quyết định số 13-QĐi/BCSĐ, ngày 28/3/2008 của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh). Trên cơ sở phân cấp của tỉnh, các cơ quan, đơn vị, địa phương cụ thể hóa quy định về quản lý cán bộ theo thẩm quyền và phù hợp với tình hình thực tiễn của đơn vị mình.
Về công tác quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, vị trí việc làm: Căn cứ các quy định của Chính phủ, Thông tư hướng dẫn của Bộ Nội vụ và Thông tư Liên bộ giữa Bội Nội vụ và Bộ chuyên ngành, UBND tỉnh đã xây dựng và ban hành Quyết định số 02/2018/QĐ-UBND, ngày 10/01/2018 quy định về phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, vị trí việc làm trên địa bàn tỉnh (thay thế Quyết định số 06/2007/QĐ-UBND, ngày 07/3/2007 của UBND tỉnh), Công văn số 857/UBND-NC, ngày 05/6/2019 chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương xây dựng Đề án và phê duyệt vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập; Sở Nội vụ tỉnh đã ban hành Công văn số 105/SNV-TCBC, ngày 24/01/2018 hướng dẫn thực hiện quy định về phân cấp quản lý vị trí việc làm, số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập theo Quyết định số 02/2018/QĐ-UBND, ngày 10/01/2018 của Ủy ban Nhân dân tỉnh. Vì vậy, công tác xây dựng, thẩm định đề án vị trí việc làm trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh được triển khai đồng bộ, kịp thời. Đến nay, 100% cơ quan hành chính Nhà nước (gồm: 22/22 cơ quan cấp tỉnh, 08/08 UBND cấp huyện) và 90% đơn vị sự nghiệp công lập 631/705 đơn vị) đã được phê duyệt đề án vị trí việc làm.

Ảnh: Các đồng chí Lãnh dạo tỉnh chụp ảnh lưu niệm với lực lượng cán bộ nữ tỉnh


Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ, công chức, viên chức thực hiện đúng quy định của pháp luật; đầy đủ quy trình, thủ tục và theo phân cấp quản lý. Cán bộ công chức, viên chức được bổ nhiệm có trình độ chuyên môn, năng lực công tác, có kinh nghiệm trong quản lý, đạt tiêu chuẩn đối với chức danh được bổ nhiệm và phát huy được vai trò, trách nhiệm trong quản lý, điều hành sau khi được bổ nhiệm, bổ nhiệm lại. Tỉnh cũng đã thực hiện thí điểm thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý cấp sở, cấp phòng, UBND tỉnh đã tổ chức thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc diện Ban Cán sự UBND tỉnh quản lý. Đây là bước đột phá trong công tác cán bộ, từng bước đổi mới quy trình tuyển chọn, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa và sự phát triển của tỉnh.
Về công tác tuyển dụng công chức, viên chức: Căn cứ Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức và các quy định của pháp luật liên quan, UBND tỉnh Quảng Bình đã ban hành Quyết định số 04/2011/QĐ-UBND, ngày 09/5/2011 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; Quyết định số 13/2012/QĐ-UBND, ngày 04/7/2012 quy định phân cấp về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức. Vì vậy, công tác tuyển dụng công chức, viên chức thực hiện đúng quy định, bảo đảm tính công khai, minh bạch, công bằng, dân chủ, tuyển đủ số lượng công chức, viên chức và chất lượng ngày càng được nâng lên. Việc tiếp nhận, điều động, thuyên chuyển công chức, viên chức được thực hiện nghiêm túc, đúng quy trình.
Liên quan đến công tác cán bộ, cấp ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh cũng đã chủ động thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức đảm bảo đúng quy định, như: chính sách thu hút, đãi ngộ đối với người có trình độ chuyên môn cao, …; tổ chức các lớp tập huấn công tác PCTN trong các lớp tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ, …. Các sở, ban ngành, đơn vị, địa phương đã triển khai thực hiện quy định về chuyển đổi, thay đổi vị trí công tác của người có chức vụ, quyền hạn (Tính từ 01/01/2010 đến 31/12/2020, toàn tỉnh có 45 cơ quan, đơn vị, địa phương với 405 vị trí được thay đổi, chuyển đổi). Ngoài ra, công tác xây dựng, ban hành và thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức; các quy tắc đạo đức nghề nghiệp; quy định về công khai xin lỗi tổ chức, cá nhân khi giải quyết thủ tục hành chính để xảy ra sai sót, quá hạn… được chú trọng, đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng trong quá trình thực thi nhiệm vụ, công vụ trên địa bàn tỉnh.
Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình thực hiện công tác cán bộ vẫn còn những khó khăn, vướng mắc nhất định, như: việc chuyển đổi vị trí công tác đối với một số vị trí đặc thù (cụ thể: sau khi chuyển đổi vị trí việc làm phải có thời gian nhất định để công chức, viên chức am hiểu chuyên sâu đối với lĩnh vực được giao, một số vị trí đặc thù cần có người có kinh nghiệm và chuyên môn phù hợp); công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng, giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống ở một số cơ quan, đơn vị chưa thường xuyên, thiếu kiểm tra, giám sát nên chưa trở thành một thói quen trong nếp nghĩ, trong hành động và vẫn còn có trường hợp vi phạm; việc xây dựng, thực hiện quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp, quy chế văn hóa công sở… có đơn vị còn hình thức, chưa giám sát được việc thực hiện; trình độ, năng lực, kinh nghiệm của một số cán bộ thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn công tác; một số văn bản quy định pháp luật về công tác cán bộ bộc lộ hạn chế, vướng mắc; …
Để nâng cao hơn nữa kết quả thực hiện công tác cán bộ theo Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng và Kế hoạch thực hiện Công ước Liên Hợp quốc về phòng, chống tham nhũngtrong thời gian tớitrên địa bàn tỉnh thì việc: Hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng, nhất là trong công tác cán bộ để áp dụng phù hợp với thực tiễn công tác; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng, giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống đối với đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức theo chiều sâu,làm cho mọi đảng viên, cán bộ, công chức, viên nhận thức đầy đủ, sâu sắc về tính nghiêm trọng, sự nguy hại của tệ tham nhũng, thấy rõ trách nhiệm của bản thân đối với công tác phòng, chống tham nhũng; gắn công tác tuyên truyền với công tác kiểm tra, giám sát nhằm trở thành nếp nghĩ và hành động trong thực thi nhiệm vụ, công vụ; có các giải pháp cụ thể, phù hợp trong bồi dưỡng, nâng cao năng lực, kinh nghiệm cho cán bộ, công chức, viên chức, nhất là đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng… là những nội dung cần thiết trước mắt đối với địa bàn tỉnh ta./.

 

Lê Hà Anh Tâm

Phòng TDCT PCTN