Bài 3: Kinh nghiệm quốc tế về tố cáo/báo cáo tham nhũng và bảo vệ người tố cáo/báo cáo tham nhũng 
 

  

 

Tham nhũng, tiêu cực là sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến:, “tự chuyển hóa” trng nội bộ; làm mất đi sự trong sạch, vững mạnh của Đảng và Nhà nước; làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, uy tín, đạo đưc và vai trò gương mẫu của cán bộ, đảng viên nói chung, cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp nói riêng; đồng thời, làm suy giảm niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ. Vì thế, phòng, chống tham nhũng cần gắn chặt với phòng, chống tiêu cực và là vấn đề cấp thiết và cấp bách.

Nhằm giúp bạn đọc quan tâm đến công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (viết tắt PCTN, TC) có thêm dữ liệu để tham khảo và nhận diện rõ bản chất của tham nhũng, tiêu cực, tác giả xin trích một số kết quả thực tiễn và những kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới trong công tác PCTN, TC.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Những vấn đề trong khung chính sách về bảo vệ người tố cáo/báo cáo tham nhũng

          Hướng dẫn kỹ thuật đối với Công ước Liên hợp quốc chống tham nhũng (Technical Guide to the UNCAC) hướng dẫn các quốc gia thành viên của UNCAC cần hình thành khung chính sách để làm rõ các vấn đề sau:

          - Người nào, lĩnh vực, hoạt động, ngành hoặc cơ quan, tổ chức nào thuộc phạm vi điều chỉnh;

          - Ai có quyền tố cáo/báo cao;

          - Ai có thẩm quyền tiếp nhận, xử lý tố cáo/báo cáo;

          - Các yêu cầu về hình thức và thông tin của đơn tố cáo/báo cáo;

          - Thế nào được gọi là đối xử bất bình đẳng;

          - Các biện pháp bảo vệ nguồn cung cấp thông tin;

          - Các biện pháp loại trừ tố cáo/báo cáo sai sự thật.

          Ở các khía cạnh thực tiễn, để thực hiện Điều 33 (Bảo vệ người tố cáo/báo cáo) UNCAC, các quốc gia thành viên cần hướng tới sự cân bằng giữa quyền thu thập thông tin hoặc các cáo buộc (bằng chứng) và sự cần thiết phảỉ bảo vệ người tố cáo/tố giác. Sự cân bằng này phải được quy định bởi hệ thống pháp luật và xem xét trong từng bối cảnh cụ thể của mỗi quốc gia thành viên.

          2. Tố cáo/báo cáo tham nhũng với ai?

          Có thể có hai cấp độ thực hiện việc tố cáo/báo cáo: (1)Cấp độ thứ nhất có thể bao gồm các bộ phận thuộc cơ quan, tổ chức nơi người tố cáo/báo cáo làm việc, như người giám sát, người đứng đầu bộ phận, đơn vị giám sát được thành lập để xử lý các hành vi vi phạm; (2)Người tố cáo/báo cáo có thể được chuyển sang một tổ chức khác nếu những gì mà họ tố cáo/báo cáo không được giải quyết một cách phù hợp hoặc khi người hoặc đơn vị tiếp nhận thông tin:

          - Quyết định không xử lý;

          - Không hoàn thành việc xử lý trong thời hạn cụ thể;

          - Không làm gì để có được một kết quả xử lý tích cực;

          - Không có phản hồi với người tố cáo/báo cáo trong thời hạn nhất định.

          Người tố cáo/báo cáo cần được trao quyền để lựa chọn việc tố cáo/báo cáo trực tiếp lên cấp thứ hai nếu: (1)Có lý do hợp lý cho rằng họ sẽ là nạn nhân nếu họ sẽ nêu ra vấn đề nội bộ hoặc nếu tố cáo/báo cáo đến cấp đầu tiên như đề cập ở trên; (2)Có lý do để lo ngại rằng vụ việc sẽ được che đậy.

          Trong những trường hợp này, các cơ quan ở cấp giải quyết thứ hai có thể là cơ quan thanh tra, cơ quan kiểm toán hoặc cơ quan chống tham nhũng.

          3. Việc thực hiện bảo mật các tố cáo/báo cáo tham nhũng

          Để các kênh báo cáo tham nhũng họat động hiệu quả, cần khắc phục một khó khăn đó là phải đảm bảo để các kênh này tạo ra một mức độ bảo mật thông tin hợp lý, thậm chí dấu tên cho người tố cáo. Tiết lộ thông tin “được bảo mật” nghĩa là chỉ có người nhận thông tin mới biết nhân thân người tố cáo và người nhận thông tin có nghĩa vụ giữ bí mật, không thông báo tên của người tố cáo cho công chúng hoặc các thành viên của tổ chức có liên quan.

          Các quy tắc về bảo vệ giữ liệu của Liên minh Châu âu yêu cầu phải bảo vệ nhân thân người tố cáo cũng như người bị tố cáo. Trong bối cảnh đó, cơ quan cố vấn của Liên minh Châu âu về bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư, nhóm công tác bảo vệ dữ liệu đã bày tỏ một số lo ngại liên quan đến việc tiết lộ thông tin từ những người tố cáo nặc danh, ví dụ: việc tố cáo này sẽ gây ra nhiều khó khăn hơn cho việc theo dõi báo cáo, hoặc nguy cơ một tổ chức có thể tạo ra văn hóa báo cáo nặc danh. Tuy nhiên, cơ quan này cũng không phản đối việc người tố cáo giấu tên và thừa nhận rằng “người tố cáo có thể ở vị trí hoặc tình trạng tâm lý không phù hợp để gửi các báo cáo ghi rõ tên người gửi”. Do đó, cơ quan này khuyến cáo, cần phải điều tra các báo cáo nặc danh trên cơ sở “cân nhắc thỏa đáng mọi dữ kiện của vụ việc, như đối với báo cáo có ghi rõ tên người gửi”.

          Tại Italia và Xlôvakia, các bộ luật điều chỉnh khu vực tư nhân (dựa trên thủ tục nội bộ) cho phép các báo cáo tiết lộ thông tin được giấu tên người gửi và được bảo mật, trong khi đó các văn bản pháp quy điều chỉnh khu vực nhà nước lại không có quy định này.

Tại Công hòa Séc, một người có thể gửi đơn tố cáo đến bất kỳ cơ quan nào, nhưng điều đó không có nghĩa là cơ quan nhân được đơn tố cáo sẽ xúc tiến các quy trình theo dõi tiếp theo.

Tại Extônia, các công ty tư nhân trả lời khảo sát cho biết, họ chấp nhận bảo mật các báo cáo tiết lộ thông tin nhưng sẽ không theo dõi những vụ việc mà người tố cáo giấu tên.

          Luật Bảo vệ người tố cáo của Rumani quy định việc giữ bí mật thông tin nhận diện người tố cáo khi cho rằng họ đã tố cáo một cách thiện chí, trừ trường hợp chứng minh khác; đồng thời, cho phép người tố cáo tiếp tục theo đuổi vụ việc và thực hiện quyền kháng cáo. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức hoặc người lao động tố cáo người quản lý, sử dụng lao động thì thông tin cá nhân của họ cũng sẽ được giữ bí mật.

         

Lê Hà Anh Tâm

                                                                   Ban Nội chính Tỉnh ủy

 

 

Tài liệu tham khảo, trích dẫn:

1. 655 câu hỏi-đáp về PCTN, TC ở Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế, NXB Chính trị quốc gia sự thật;

2. Bài viết trên các Trang thông tin điện tử khác.