Từ 01/7/2023: Quy định mới về chế định Thanh tra nhân dân có hiệu lực 

Trong Luật Thanh tra năm 2010, chế định thanh tra nhân dân được quy định tại Chương VI, với 10 Điều luật liên quan. “Thanh tra nhân dân được tổ chức dưới hình thức Ban thanh tra nhân dân. Ban thanh tra nhân dân được thành lập ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước; … có nhiệm vụ giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước”.

Ngày 14/11/2022, Quốc hội đã thông qua Luật thanh tra, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2023 và thay thế Luật Thanh tra năm 2010. Luật Thanh tra (năm 2022) có 8 chương và 118 điều luật (Luật Thanh tra năm 2010 có 78 chương, 78 điều luật).

Luật Thanh tra năm 2022 không còn quy định về chế định Thanh tra nhân dân. Thay vào đó, chế định thanh tra nhân dân được quy định trong Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2023.

Theo đó, Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở quy định việc thành lập Ban Thanh tra nhân dân ở: (1) xã, phường, thị trấn Tiểu mục 2, thuộc Mục 4, Chương II - Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn, từ Điều 36 đến Điều 40); (2) cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập (Tiểu mục 2, thuộc Mục 4, Chương III - Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị, từ Điều 60 đến Điều 63) và (3) doanh nghiệp nhà nước (từ Điều 77 đến Điều 79); không quy định về thành lập Ban Thanh tra nhân dân tại doanh nghiệp và tổ chức khác có sử dụng lao động thuộc khu vực ngoài nhà nước.

Thanh Minh (Phòng Theo dõi công tác các cơ quan nội chính và CCTP)