PHẢN BÁC NHỮNG LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC: Bài 1. Nhận diện thủ đoạn chống phá, xuyên tạc, phủ nhận của các thế lực thù địch về cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực 

Vừa qua, cuốn sách “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ra đời không chỉ mang ý nghĩa to lớn đối với cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực do Đảng lãnh đạo ở nước ta hiện nay mà còn là “vũ khí sắc bén”, cung cấp những luận cứ “đanh thép” góp phần phản bác lại các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch về cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Ảnh. Đ/c Nguyễn Thái Học, Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương giới thiệu những nội dung cốt lõi trong cuốn sách về phòng, chống tham nhũng tiêu cực của Tổng Bí thư tại Quảng Bình

Nhằm “phủ nhận sạch trơn” những kết quả đạt được trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở nước ta, từng bước “đánh lạc hướng dư luận” để thực hiện mưu đồ chính trị thâm độc, các thế lực thù địch, phản động, các đối tượng cơ hội chính trị núp dưới danh nghĩa “nhà báo độc lập” hay “nhà dân chủ” đã lợi dụng công nghệ truyền thông đăng đàn các bài viết, hình ảnh xuyên tạc, bịa đặt về cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng.
Chúng cho rằng cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực mà Đảng đang thực hiện, thực chất là “cuộc đấu đá nội bộ, triệt hạ lẫn nhau”; là “thanh trừng giữa các phe cánh, lợi ích nhóm trong Đảng”; “Đảng Cộng sản Việt Nam đang đánh trận giả chứ không phải thực sự là để chống tham nhũng”. Từ một vài vụ đại án tham nhũng được đưa ra ánh sáng liên quan đến một số đồng chí cấp cao của Đảng, chúng “bịa đặt, thổi phòng” cho rằng là “do bản chất của Đảng, do chế độ độc Đảng tạo ra”; “tham ô, lãng phí là căn bệnh trầm kha không thể chữa trị được” và  quy chụp thành “Đảng tham nhũng, Nhà nước tham nhũng” từ đó chúng kêu gọi muốn chống tham nhũng thành công thì phải “thay đổi chế độ, phải đa nguyên, đa đảng, phải xây dựng xã hội dân sự”; “đấu tranh chống tham nhũng ở Việt Nam không thể thành công nếu không thay đổi thể chế chính trị, chấp nhận đa nguyên, đa đảng”.... 
Những luận điệu trên hết sức nguy hiểm, tạo ra định hướng lệch lạc trong dự luận xã hội, gieo rắc sự hoài nghi trong nội bộ Đảng, chia rẽ Đảng, chính quyền với nhân dân, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đất nước, vai trò lãnh đạo của Đảng. Thực chất của những luận điệu này, suy cho cùng cũng chỉ nhằm một mục đích là “dọn dẹp mảnh đất” cho tư tưởng đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập “ nảy nở” ở Việt Nam, từng bước phủ nhận và vô hiệu hóa vai trò lãnh đạo của Đảng, tiến tới lật đổ chế độ, đưa Việt Nam quay trở về tư bản chủ nghĩa. Đặc biệt nguy hại hơn, ngay chính trong bộ phận cán bộ, đảng viên đã có những “hướng suy nghĩ lệch lạc” khi cho rằng nếu làm mạnh hoặc tập trung quá vào cuộc đấu tranh phòng chống, tham nhũng, tiêu cực sẽ làm “nhụt chí, nản lòng”, chùn bước”, trong cán bộ, đảng viên “làm chậm sự phát triển của đất nước”. Hay gần đây có những biểu hiện đùn đẩy, né tránh thiếu trách nhiệm, sợ sai trong thực thi công vụ, thậm chí có nhận thức “không làm thì không sai, thà đứng trước hội đồng kỳ luật còn hơn đứng trước tòa” , “chống dịch xong mà trảm tướng là một thất bại”…Đây là nhận thức cảm quan, phiến diện, thiếu bản lĩnh chính trị, kéo dài có thể gây ra bệnh “thờ ơ chính trị” dẫn tới “tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên.
(còn nữa)

ThS. Nguyễn Văn Giang - Trường Chính trị tỉnh Quảng Bình

Bài 2. Những luận cứ “đanh thép” nhìn từ cuốn sách của Tổng bí thư