Những điểm mới và nội dung cơ bản của Quy định số 114-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ 

       Ngày 11/7/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định 114-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ (viết tắt là Quy định 114), Quy định có hiệu lực từ ngày 11/7/2023, thay thế quy định 205/TW ngày 23/9/2019 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức chạy quyền.

 Quy định 114 có những điểm mới so với Quy định 205 về: tên gọi; phạm vi điều chỉnh; giải thích từ ngữ; hành vi tham nhũng; hành vi chạy chức, chạy quyền; hành vi tiêu cực khác; xử lý hành vi tham nhũng, tiêu cực; trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo địa phương, cơ quan, đơn vị.


Ảnh: Hội nghị Trung ương giữa nhiệm kỳ Khóa XIII (Nguồn: internet)

Về bố cục, Quy định số 114 được điều chỉnh, sắp xếp về bố cục cho phù hợp gồm 5 chương và 16 điều:

Chương I: Quy định chung (gồm 02 điều: Điều 1 và Điều 2).

Chương II: Hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ (gồm 03 điều: từ Điều 3 đến Điều 5).

Chương III: Trách nhiệm kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ (gồm 07 điều: từ Điều 6 đến Điều 12)

 Chương IV: Xử lý vi phạm (gồm 02 điều: Điều 13 và Điều 14).

 Chương V: Điều khoản thi hành (gồm 02 điều: Điều 15 và Điều 16).

- Phạm vi điều chỉnh được mở rộng hơn so với Quy định 205: “Quy định về hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ; trách nhiệm kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ và xử lý vi phạm”.

- Về đối tượng áp dụng: Quy định 114, đối tượng áp dụng được bổ sung là: “tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, trách nhiệm và có liên quan trong công tác cán bộ” (trong Quy định 205, đối tượng áp dụng là “tổ chức, cá nhân có liên quan trong công tác cán bộ”). Quy định 114 đề cao thẩm quyền, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong công tác cán bộ.

 Đối tượng áp dụng được bổ sung: “Đối tượng áp dụng là tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, trách nhiệm và có liên quan trong công tác cán bộ”.

- Về giải thích từ ngữ: Quy định 114 đã giải thích, bổ sung làm rõ hơn nội hàm các khái niệm về “tổ chức có thẩm quyền, trách nhiệm trong công tác quản lý cán bộ”, “cơ quan liên quan”, “cá nhân có thẩm quyền, trách nhiệm” và “người có quan hệ gia đình” được hiểu rõ, cụ thể hơn đó là: “vợ (chồng); bố, mẹ, người trực tiếp nuôi dưỡng hoặc bố, mẹ, người trực tiếp nuôi dưỡng vợ (chồng); con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể; anh, chị, em ruột; anh, chị, em ruột của vợ (chồng) theo quy định của pháp luật” (trong khi, Quy định 205 chỉ quy định các nội dung liên quan đến quyền lực trong công tác cán bộ, kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và nhân sự).

  - Về hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ: Quy định tách riêng 01 chương gồm 03 điều (Điều 3, Điều 4, Điều 5) để giải thích, làm rõ các hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ, cụ thể:

08 hành vi lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn (Điều 3): Cơ bản kế thừa một số hành vi bao che, tiếp tay chạy chức, chạy quyền tại Quy định 205; đồng thời, có bổ sung một số hành vi mới:

- Lồng ghép ý đồ cá nhân khi thực hiện các khâu trong công tác cán bộ vì động cơ, mục đích vụ lợi hoặc có lợi cho nhân sự trong quá trình thực hiện công tác cán bộ.

 - Chỉ đạo, tham mưu các khâu trong công tác cán bộ theo quy định tại Khoản 1, Điều 2 Quy định này đối với nhân sự không đủ điều kiện, tiêu chuẩn; không đúng nguyên tắc, quy định, quy trình, quy chế, quyết định.

   - Khi nhận được đơn, thư phản ánh, tố cáo hoặc biết nhân sự có hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ nhưng thoả hiệp, dung túng, bao che không xử lý theo thẩm quyền, xử lý không đúng quy định hoặc không báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý.

     06 hành vi chạy chức, chạy quyền (Điều 4): Cơ bản kế thừa hành vi chạy chức, chạy quyền tại Quy định 205; đồng thời, có bổ sung hành vi mới: “Chạy tuổi, thâm niên công tác, danh hiệu thi đua, khen thưởng, bằng cấp, phân công, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử, chỉ định, điều động, luân chuyển, biệt phái, phong, thăng quân hàm… nhằm mục đích đủ tiêu chuẩn, điều kiện, có được chức vụ, quyền lợi”

  - Hành vi tiêu cực khác: Ngoài kế thừa một số nội dung phù hợp tại Quy định 205, Quy định 114 bổ sung thêm một số hành vi tiêu cực khác như: thiếu trách nhiệm hoặc vì động cơ cá nhân làm thất lạc, mất hồ sơ cán bộ thuộc thẩm quyền xử lý; làm giả, làm sai lệch hồ sơ, tài liệu để được xem xét, thực hiện quy định, quy trình, quy chế, quyết định về công tác cán bộ; báo cáo, lập hồ sơ, kê khai lý lịch đảng viên, lý lịch cán bộ, nhất là lịch sử bản thân và gia đình không đầy đủ, không trung thực; trực tiếp, thông qua người khác, lợi dụng phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội đưa thông tin không đúng sự thật, xuyên tạc, kích động, gây mất đoàn kết nội bộ, ảnh hưởng xấu đến công tác cán bộ,…

- Về trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo địa phương, cơ quan, đơn vị: Quy định 114 được bổ sung, sửa đổi theo hướng tăng cường phòng ngừa, kiểm soát việc lợi dụng, lạm dụng quyền lực trong công tác cán bộ... Đặc biệt, Khoản 5, Điều 6, Quy định 114 quy định không bố trí người có quan hệ gia đình đồng thời đảm nhiệm các chức danh có liên quan đến 13 ngành gồm: “Thành viên trong cùng ban thường vụ cấp ủy, ban cán sự đảng, đảng đoàn; tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị. Người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu trong cùng địa phương, cơ quan, đơn vị. Người đứng đầu cấp ủy đảng hoặc người đứng đầu cơ quan hành chính và người đứng đầu các cơ quan: Nội vụ, thanh tra, tài chính, ngân hàng, thuế, hải quan, công thương, kế hoạch đầu tư, tài nguyên môi trường, quân đội, công an, toà án, viện kiểm sát ở Trung ương hoặc cùng cấp ở một địa phương”.

- Tổ chức thực hiện (Điều 15): Cơ bản kế thừa Quy định 205, đồng thời, Bộ Chính trị giao trách nhiệm cụ thể hơn cho các cơ quan liên quan trong tổ chức thực hiện Quy định 114,

Hiệu lực thi hành (Điều 16): Quy định này có hiệu lực kể từ ngày ký, thay thế Quy định số 205-QĐ/TW, ngày 23/9/2019 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức chạy quyền.

Do đó, khi Quy định 114 được phổ biến đến tận chi bộ, với những quy định nêu rất cụ thể, công tác PCTN,TC trong công tác cán bộ sẽ được thực hiện một cách chặt chẽ và hiệu quả hơn trong thời gian tới. Mỗi cán bộ, đảng viên trong các cơ quan Nhà nước nói chung và cán bộ đảng viên làm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nói riêng thực hiện tốt Quy định 114 thì quyền lực dù ở cao hay thấp cũng được kiểm soát chặt chẽ và hiệu quả./.

 (Chi tiết: File Quy định 114-QĐ/TW đính kèm)./.

Quy định 114 có những điểm mới so với Quy định 205 về: tên gọi; phạm vi điều chỉnh; giải thích từ ngữ; hành vi tham nhũng; hành vi chạy chức, chạy quyền; hành vi tiêu cực khác; xử lý hành vi tham nhũng, tiêu cực; trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo địa phương, cơ quan, đơn vị.

         Về bố cục, Quy định số 114 được điều chỉnh, sắp xếp về bố cục cho phù hợp gồm 5 chương và 16 điều:

Chương I: Quy định chung (gồm 02 điều: Điều 1 và Điều 2).

Chương II: Hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ (gồm 03 điều: từ Điều 3 đến Điều 5).

Chương III: Trách nhiệm kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ (gồm 07 điều: từ Điều 6 đến Điều 12)

 Chương IV: Xử lý vi phạm (gồm 02 điều: Điều 13 và Điều 14).

 Chương V: Điều khoản thi hành (gồm 02 điều: Điều 15 và Điều 16).

- Phạm vi điều chỉnh được mở rộng hơn so với Quy định 205: “Quy định về hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ; trách nhiệm kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ và xử lý vi phạm”.

- Về đối tượng áp dụng: Quy định 114, đối tượng áp dụng được bổ sung là: “tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, trách nhiệm và có liên quan trong công tác cán bộ” (trong Quy định 205, đối tượng áp dụng là “tổ chức, cá nhân có liên quan trong công tác cán bộ”). Quy định 114 đề cao thẩm quyền, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong công tác cán bộ.

 Đối tượng áp dụng được bổ sung: “Đối tượng áp dụng  tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, trách nhiệm và có liên quan trong công tác cán bộ”.

- Về giải thích từ ngữ: Quy định 114 đã giải thích, bổ sung làm rõ hơn nội hàm các khái niệm về “tổ chức có thẩm quyền, trách nhiệm trong công tác quản lý cán bộ”, “cơ quan liên quan”, “cá nhân có thẩm quyền, trách nhiệm” và “người có quan hệ gia đình” được hiểu rõ, cụ thể hơn đó là: “vợ (chồng); bố, mẹ, người trực tiếp nuôi dưỡng hoặc bố, mẹ, người trực tiếp nuôi dưỡng vợ (chồng); con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể; anh, chị, em ruột; anh, chị, em ruột của vợ (chồng) theo quy định của pháp luật” (trong khi, Quy định 205 chỉ quy định các nội dung liên quan đến quyền lực trong công tác cán bộ, kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và nhân sự).

  - Về hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ: Quy định tách riêng 01 chương gồm 03 điều (Điều 3, Điều 4, Điều 5) để giải thích, làm rõ các hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ, cụ thể:

08 hành vi lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn (Điều 3): Cơ bản kế thừa một số hành vi bao che, tiếp tay chạy chức, chạy quyền tại Quy định 205; đồng thời, có bổ sung một số hành vi mới:

- Lồng ghép ý đồ cá nhân khi thực hiện các khâu trong công tác cán bộ vì động cơ, mục đích vụ lợi hoặc có lợi cho nhân sự trong quá trình thực hiện công tác cán bộ.

 - Chỉ đạo, tham mưu các khâu trong công tác cán bộ theo quy định tại Khoản 1, Điều 2 Quy định này đối với nhân sự không đủ điều kiện, tiêu chuẩn; không đúng nguyên tắc, quy định, quy trình, quy chế, quyết định.

   - Khi nhận được đơn, thư phản ánh, tố cáo hoặc biết nhân sự có hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ nhưng thoả hiệp, dung túng, bao che không xử lý theo thẩm quyền, xử lý không đúng quy định hoặc không báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý.

     06 hành vi chạy chức, chạy quyền (Điều 4): Cơ bản kế thừa hành vi chạy chức, chạy quyền tại Quy định 205; đồng thời, có bổ sung hành vi mới: “Chạy tuổi, thâm niên công tác, danh hiệu thi đua, khen thưởng, bằng cấp, phân công, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử, chỉ định, điều động, luân chuyển, biệt phái, phong, thăng quân hàm… nhằm mục đích đủ tiêu chuẩn, điều kiện, có được chức vụ, quyền lợi”

  - Hành vi tiêu cực khác: Ngoài kế thừa một số nội dung phù hợp tại Quy định 205, Quy định 114 bổ sung thêm một số hành vi tiêu cực khác như: thiếu trách nhiệm hoặc vì động cơ cá nhân làm thất lạc, mất hồ sơ cán bộ thuộc thẩm quyền xử lý; làm giả, làm sai lệch hồ sơ, tài liệu để được xem xét, thực hiện quy định, quy trình, quy chế, quyết định về công tác cán bộ; báo cáo, lập hồ sơ, kê khai lý lịch đảng viên, lý lịch cán bộ, nhất là lịch sử bản thân và gia đình không đầy đủ, không trung thực; trực tiếp, thông qua người khác, lợi dụng phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội đưa thông tin không đúng sự thật, xuyên tạc, kích động, gây mất đoàn kết nội bộ, ảnh hưởng xấu đến công tác cán bộ,…

- Về trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo địa phương, cơ quan, đơn vị: Quy định 114 được bổ sung, sửa đổi theo hướng tăng cường phòng ngừa, kiểm soát việc lợi dụng, lạm dụng quyền lực trong công tác cán bộ... Đặc biệt, Khoản 5, Điều 6, Quy định 114 quy định không bố trí người có quan hệ gia đình đồng thời đảm nhiệm các chức danh có liên quan đến 13 ngành gồm: “Thành viên trong cùng ban thường vụ cấp ủy, ban cán sự đảng, đảng đoàn; tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị. Người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu trong cùng địa phương, cơ quan, đơn vị. Người đứng đầu cấp ủy đảng hoặc người đứng đầu cơ quan hành chính và người đứng đầu các cơ quan: Nội vụ, thanh tra, tài chính, ngân hàng, thuế, hải quan, công thương, kế hoạch đầu tư, tài nguyên môi trường, quân đội, công an, toà án, viện kiểm sát ở Trung ương hoặc cùng cấp ở một địa phương”.

- Tổ chức thực hiện (Điều 15): Cơ bản kế thừa Quy định 205, đồng thời, Bộ Chính trị giao trách nhiệm cụ thể hơn cho các cơ quan liên quan trong tổ chức thực hiện Quy định 114,

Hiệu lực thi hành (Điều 16): Quy định này có hiệu lực kể từ ngày ký, thay thế Quy định số 205-QĐ/TW, ngày 23/9/2019 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức chạy quyền.

Do đó, khi Quy định 114 được phổ biến đến tận chi bộ, với những quy định nêu rất cụ thể, công tác PCTN,TC trong công tác cán bộ sẽ được thực hiện một cách chặt chẽ và hiệu quả hơn trong thời gian tới. Mỗi cán bộ, đảng viên trong các cơ quan Nhà nước nói chung và cán bộ đảng viên làm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nói riêng thực hiện tốt Quy định 114 thì quyền lực dù ở cao hay thấp cũng được kiểm soát chặt chẽ và hiệu quả./.

 (Chi tiết: File Quy định 114-QĐ/TW đính kèm)./.

 

 

       Lê Văn Mạnh

Phòng TDCT PCTN