Chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 6/2024 

06 trường hợp thu hồi Giấy phép lái xe từ ngày 01/6/2024

Ngày 31/3/2024, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông 05/2024/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái.

Theo Thông tư, có 06 trường hợp sẽ bị thu hồi giấy phép lái xe từ ngày 01/6/2024 gồm:

(1) Người lái xe có hành vi gian dối để được cấp giấy phép lái xe;

(2) Người lái xe tẩy, xóa, làm sai lệch các thông tin trên giấy phép lái xe;

(3) Để người khác sử dụng giấy phép lái xe của mình;

(4) Cơ quan có thẩm quyền cấp cho người không đủ điều kiện;

(5) Có sai sót một trong các thông tin về họ tên, ngày sinh, quốc tịch, nơi cư trú, hạng giấy phép lái xe, giá trị cấp, ngày trúng tuyển, người ký;

(6) Thông qua việc khám sức khỏe Cơ quan có thẩm quyền xác định trong cơ thể người lái xe có chất ma túy (trừ các hành vi xử lý theo quy định tại điểm c và điểm d khoản 10 Điều 5; điểm h và điểm i khoản 8 Điều 6 Nghị định số 100/2029/NĐ-CP).

Thông tư 05/2024/TT-BGTVT có hiệu lực thi hành từ ngày 01/6/2024.

Quy định về quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa

Ngày 28/3/2024, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư 02/2024/TT-BKHCN quy định về quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa.

Theo đó, người tiêu dùng có thể tra cứu trên Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia các thông tin sau đây:

Tên và hình ảnh của sản phẩm, hàng hóa; tên đơn vị và địa chỉ của đơn vị sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa; thời gian các sự kiện truy xuất nguồn gốc diễn ra trong sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa.

Bên cạnh đó là thương hiệu, nhãn hiệu, mã ký tự và số seri sản phẩm (nếu có); thời hạn sử dụng sản phẩm, hàng hóa (nếu có).

Thông tư 02/2024/TT-BKHCN có hiệu lực thi hành từ ngày 01/6/2024.

Quy định biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

Ngày 16/4/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Theo Nghị định, nguyên tắc trong quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể là bảo đảm các di sản văn hóa phi vật thể được thực hành hướng con người, cộng đồng tới các giá trị văn hóa tốt đẹp; gìn giữ bản sắc; hướng tới sự phát triển xã hội toàn diện; bảo đảm an toàn cộng đồng và xã hội; bảo vệ môi trường; Bảo đảm tôn trọng sự đa dạng văn hóa, vai trò của cộng đồng chủ thể và tính đặc thù dân tộc, vùng miền. Di sản văn hóa phi vật thể của các cộng đồng khác nhau đều được tôn trọng như nhau.

Cùng với đó, ưu tiên bảo vệ các di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ bị mai một, thất truyền, di sản của cộng đồng các dân tộc sinh sống ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, nhóm dân tộc có khó khăn, đặc thù, di sản có giá trị toàn cộng đồng, xã hội; ưu tiên quyền quyết định của cộng đồng chủ thể vì sự tồn tại, thực hành lâu dài, liên tục của di sản, phù hợp với ý nghĩa và chức năng của di sản, phù hợp với pháp luật về di sản văn hóa của Việt Nam và văn kiện quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Nghị định số 39/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ 01/6/2024.

Sửa đổi Nghị định 34/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Ngày 25/5/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 59/2024/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 34/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.(đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định 154/2020/NĐ-CP).

(1) Bổ sung 03 mẫu trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật ban hành kèm theo Nghị định 59/2024/NĐ-CP

Nghị định 59/2024/NĐ-CP sẽ bổ sung Mẫu số 12, 13 và 14 vào Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 34/2016/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định 154/2020/NĐ-CP tại Phụ lục I, gồm:

- Mẫu số 12: Báo cáo về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật;

- Mẫu số 13: Báo cáo về rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật;

- Mẫu số 14: Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý của cơ quan, tổ chức, cá nhân về đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật/dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.

(2) Sửa quy định đánh giá tác động của chính sách trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

Đánh giá tác động của chính sách theo các nội dung sau:

- Tác động đối với hệ thống pháp luật được đánh giá trên cơ sở phân tích về tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của chính sách với hệ thống pháp luật; tính tương thích với các điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

- Tác động về kinh tế - xã hội được đánh giá trên cơ sở phân tích chi phí, lợi ích, tác động tích cực, tiêu cực về một hoặc một số nội dung liên quan đến sản xuất, kinh doanh; việc làm, dân tộc, tôn giáo, văn hóa, y tế, giáo dục, môi trường; quốc phòng, an ninh; các vấn đề khác có liên quan đến kinh tế - xã hội.

- Tác động về giới (nếu có) được đánh giá trên cơ sở phân tích về cơ hội, điều kiện, năng lực thực hiện và thụ hưởng các quyền, lợi ích của mỗi giới.

- Tác động của thủ tục hành chính (nếu có) được đánh giá trên cơ sở phân tích về sự cần thiết, tính hợp lý và chi phí tuân thủ của thủ tục hành chính để thực hiện chính sách.

Đồng chí Nguyễn Minh Tâm, Tỉnh ủy viên, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình tham gia ý kiến thảo luận về dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi) (Ảnh: Nguồn Báo Quảng Bình)

(3) Trách nhiệm lấy ý kiến đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

Trách nhiệm lấy ý kiến đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại Điều 10 Nghị định 34/2016/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 59/2024/NĐ-CP) như sau:

- Cơ quan lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan trung ương lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách trong đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan, tổ chức có liên quan; lấy ý kiến Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đối với đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp.

- Cơ quan lập đề nghị xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách trong đề nghị xây dựng nghị quyết, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh và các cơ quan, tổ chức có liên quan.

Nghị định 59/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/6/2024.

Quy định về việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Cán bộ điều tra thuộc Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Ngày 24/4/2024, Viện trưởng VKSND tối cao ban hành Thông tư số 01/2024/TT-VKSTC quy định về việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, cán bộ điều tra thuộc Cơ quan điều tra của VKSND tối cao.

Về đối tượng áp dụng gồm: Cơ quan điều tra VKSND tối cao, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự Trung ương; Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng, Điều tra viên, cán bộ điều tra trong Cơ quan điều tra VKSND tối cao, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự Trung ương; các cơ quan, đơn vị tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Về nguyên tắc, Thông tư nêu rõ: Ban cán sự đảng VKSND tối cao thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ; bảo đảm thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể quyết định, đồng thời phát huy đầy đủ trách nhiệm cá nhân, trước hết là người đứng đầu trong công tác cán bộ và quản lý cán bộ; đồng thời, bảo đảm công khai minh bạch, khách quan, công bằng, đúng quy định của Đảng, Nhà nước, Quân đội nhân dân và của ngành Kiểm sát nhân dân.

Về thời hạn bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh, Thông tư quy định: Thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cho mỗi lần bổ nhiệm là 5 năm. 

Thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý không được quá hai nhiệm kỳ liên tiếp tại một đơn vị được thực hiện theo quy định của Đảng và pháp luật.

Thời hạn giữ chức danh Điều tra viên khi được bổ nhiệm lần đầu là 5 năm, trường hợp được bổ nhiệm lại hoặc nâng ngạch là 10 năm hoặc cho đến khi nghỉ hưu nếu thời hạn còn lại không đủ 10 năm.

Về quy trình bổ nhiệm Điều tra viên qua thi tuyển, gồm 3 bước: Bước 1: Ban cán sự đảng VKSND tối cao căn cứ nhu cầu, chỉ tiêu, số lượng chức danh được giao cho chủ trương thi tuyển và bổ nhiệm; Bước 2: Vụ Tổ chức cán bộ tập hợp hồ sơ dự thi; các tài liệu có liên quan (nếu có) tuyển chọn người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện dự thi; Bước 3: Sau khi thực hiện đầy đủ quy trình về việc thi tuyển Điều tra viên theo quy định, Hội đồng thi tuyển Điều tra viên tổ chức kỳ thi thông báo danh sách những người trúng tuyển và đề nghị Viện trưởng VKSND tối cao bổ nhiệm người đã trúng tuyển vào chức danh Điều tra viên các ngạch theo quy định.

Về căn cứ miễn nhiệm đối với Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra: Ngoài căn cứ miễn nhiệm quy định tại Điều 20 Thông tư này, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra của VKSND tối cao bị miễn nhiệm nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

Có hai năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ.

Bị xử lý kỷ luật chưa đến mức cách chức nhưng do yêu cầu nhiệm vụ công tác cần phải thay thế.

Bị kỷ luật khiển trách hai lần trở lên trong cùng một nhiệm kỳ hoặc trong thời hạn bổ nhiệm; bị kỷ luật cảnh cáo hoặc khiển trách nhưng uy tín giảm sút không thể đảm nhiệm chức vụ được giao.

Có từ 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp trở lên tại kỳ lấy phiếu theo quy định.

Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá"; vi phạm những điều đảng viên không được làm; vi phạm trách nhiệm nêu gương, ảnh hưởng xấu đến uy tín của bản thân và cơ quan, đơn vị nơi đang công tác.

Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận vi phạm tiêu chuẩn chính trị theo quy định về bảo vệ chính trị nội bộ của Đảng đến mức phải miễn nhiệm.

Các lý do miễn nhiệm khác theo quy định của Đảng và pháp luật.

Việc xem xét miễn nhiệm đối với người đứng đầu khi cấp có thẩm quyền kết luận để cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý, phụ trách hoặc cấp dưới trực tiếp xảy ra tham nhũng, tiêu cực rất nghiêm trọng.

Thông tư 01/2024/TT-VKSTC có hiệu lực thi hành từ 10/6/2024.

Quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật điều tra rừng

Ngày 19/4/2024, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư 05/2024/TT-BNNPTNT quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật điều tra rừng.

Định mức kinh tế - kỹ thuật điều tra rừng là mức tiêu hao về lao động, vật tư, máy móc thiết bị cho các công việc trong điều tra rừng.

Quy định chung về định mức kinh tế - kỹ thuật điều tra rừng được quy định tại Điều 4 Thông tư 05/2024/TT-BNNPTNT như sau:

- Căn cứ vào điều kiện cụ thể từng nơi và biện pháp kỹ thuật, áp dụng hệ số điều chỉnh (K) để tính toán mức hao phí lao động cần thiết cho từng hạng mục công việc khi lập đề cương, dự toán.

- Việc áp dụng định mức kinh tế - kỹ thuật tuân thủ yêu cầu được quy định trong tiêu chí, tiêu chuẩn, quy chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

- Chi phí và hệ số được áp dụng trong điều tra rừng:

+ Hệ số lương cấp bậc theo quy định; phụ cấp lưu động; phụ cấp nghề độc hại, nguy hiểm; bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế; bảo hiểm thất nghiệp; đoàn phí công đoàn;

+ Hệ số khó khăn là hệ số dùng để điều chỉnh mức lao động thực địa khi người lao động thực hiện công việc tại hiện trường có mức độ khó khăn khác nhau;

+ Mức lao động kỹ thuật ngừng nghỉ việc do thời tiết của lao động kỹ thuật thực địa.

- Chi phí máy móc, thiết bị điều tra rừng không quá 5% chi phí công lao động.

- Chi phí vật tư dụng cụ, điện nước, thông tin liên lạc không quá 5% chi phí công lao động.

- Định mức kinh tế - kỹ thuật của các loại điều tra rừng tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 05/2024/TT-BNNPTNT.

TT

Tên công việc

Đơn vị tính

Định mức (công)

Hệ số lương

I

CÔNG TÁC CHUẨN BỊ

 

 

 

1

Thu thập thông tin, tư liệu liên quan phục vụ nhiệm vụ

 

 

 

1.1

Dưới 500 ha

Nhiệm vụ

5,0

2,67-3,66

1.2

Từ 500 ha đến dưới 1.000 ha

Nhiệm vụ

6,0

2,67-3,66

1.3

Từ 1.000 ha đến dưới 3.000 ha

Nhiệm vụ

7,0

2,67-3,66

1.4

Từ 3.000 ha đến dưới 5.000 ha

Nhiệm vụ

8,0

2,67-3,66

1.5

Từ 5.000 ha đến dưới 10.000 ha

Nhiệm vụ

9,0

2,67-3,66

1.6

Từ 10.000 ha đến dưới 30.000 ha

Nhiệm vụ

11,0

2,67-3,66

1.7

Từ 30.000 ha đến dưới 50.000 ha

Nhiệm vụ

13,0

2,67-3,66

1.8

Từ 50.000 ha đến dưới 100.000 ha

Nhiệm vụ

15,0

2,67-3,66

1.9

Từ 100.000 ha đến dưới 200.000 ha

Nhiệm vụ

17,0

2,67-3,66

1.10

Từ 200.000 ha đến dưới 400.000 ha

Nhiệm vụ

19,0

2,67-3,66

1.11

Từ 400.000 ha đến dưới 600.000 ha

Nhiệm vụ

21,0

2,67-3,66

1.12

Từ 600.000 ha trở lên

Nhiệm vụ

23,0

2,67-3,66

2

Xây dựng đề cương, dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ

Nhiệm vụ

20,0

4,65-5,76

3

Hội nghị thông qua đề cương kỹ thuật và dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ

Hội nghị

20,0

4,65-5,76

4

Chỉnh sửa đề cương kỹ thuật và dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ

Nhiệm vụ

3,5

4,65-5,76

5

Thiết kế kỹ thuật thực hiện nhiệm vụ

Nhiệm vụ

10,0

4,65-5,76

6

Thống nhất biện pháp kỹ thuật

Nhiệm vụ

5,0

2,67-3,66

7

Lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ

Nhiệm vụ

 

 

7.1

Dưới 500 ha

Nhiệm vụ

2,0

3,00-3,99

7.2

Từ 500 ha đến dưới 1.000 ha

Nhiệm vụ

3,0

3,00-3,99

7.3

Từ 1.000 ha đến dưới 3.000 ha

Nhiệm vụ

4,0

3,00-3,99

7.4

Từ 3.000 ha đến dưới 5.000 ha

Nhiệm vụ

5,0

3,00-3,99

7.5

Từ 5.000 ha đến dưới 10.000 ha

Nhiệm vụ

6,0

3,00-3,99

7.6

Từ 10.000 ha đến dưới 30.000 ha

Nhiệm vụ

7,0

3,00-3,99

7.7

Từ 30.000 ha đến dưới 50.000 ha

Nhiệm vụ

8,0

3,00-3,99

7.8

Từ 50.000 ha đến dưới 100.000 ha

Nhiệm vụ

9,0

3,00-3,99

7.9

Từ 100.000 ha đến dưới 200.000 ha

Nhiệm vụ

10,0

3,00-3,99

7.10

Từ 200.000 ha đến dưới 400.000 ha

Nhiệm vụ

11,0

3,00-3,99

7.11

Từ 400.000 ha đến dưới 600.000 ha

Nhiệm vụ

12,0

3,00-3,99

7.12

Từ 600.000 ha trở lên

Nhiệm vụ

13,0

3,00-3,99

8

Tiếp nhận các loại bản đồ phục vụ thực hiện nhiệm vụ

2,0

2,06-3,33

9

Thành lập bình đồ ảnh viễn thám

 

 

 

9.1

Tỷ lệ 1/5.000

Mảnh

15,6

3,33-4,32

9.2

Tỷ lệ 1/10.000

Mảnh

18,7

3,33-4,32

9.3

Tỷ lệ 1/25.000

Mảnh

22,4

3,33-4,32

9.4

Tỷ lệ 1/50.000

Mảnh

26,9

3,33-4,32

9.5

Tỷ lệ 1/100.000

Mảnh

32,3

3,33-4,32

9.6

Tỷ lệ 1/250.000

Mảnh

38,7

3,33-4,32

9.7

Tỷ lệ 1/500.000

Mảnh

46,4

3,33-4,32

9.8

Mua bình đồ ảnh đã có đơn giá (thực hiện theo quy định hiện hành)

 

 

 

10

Kế thừa, thành lập các lớp bản đồ nền về lâm nghiệp cần thiết cho bản đồ thành quả

 

 

 

10.1

Tỷ lệ 1/1.000

Mảnh

4,0

3,99-4,98

10.2

Tỷ lệ 1/2.000

Mảnh

5,0

3,99-4,98

10.3

Tỷ lệ 1/5.000

Mảnh

6,0

3,99-4,98

10.4

Tỷ lệ 1/10.000

Mảnh

7,0

3,99-4,98

10.5

Tỷ lệ 1/25.000

Mảnh

8,0

3,99-4,98

10.6

Tỷ lệ 1/50.000

Mảnh

9,0

3,99-4,98

10.7

Tỷ lệ 1/100.000

Mảnh

10,0

3,99-4,98

11

Thiết kế, lập hệ thống điểm lấy mẫu khóa ảnh trên bản đồ bằng phần mềm chuyên dùng

 

 

 

11.1

Dưới 50.000 ha

Nhiệm vụ

6,0

3,66-4,65

11.2

Từ 50.000 ha đến dưới 200.000 ha

Nhiệm vụ

7,0

3,66-4,65

11.3

Từ 200.000 ha đến dưới 400.000 ha

Nhiệm vụ

8,0

3,66-4,65

11.4

Từ 400.000 ha đến dưới 600.000 ha

Nhiệm vụ

9,0

3,66-4,65

11.5

Từ 600.000 ha trở lên

Nhiệm vụ

10,0

3,66-4,65

12

Tiếp nhận tài liệu mẫu khóa ảnh thu thập ngoài thực địa và kiểm tra

 

 

 

12.1

Dưới 50.000 ha

Nhiệm vụ

10,0

3,66-4,65

12.2

Từ 50.000 ha đến dưới 200.000 ha

Nhiệm vụ

15,0

3,66-4,65

12.3

Từ 200.000 ha đến dưới 400.000 ha

Nhiệm vụ

20,0

3,66-4,65

12.4

Từ 400.000 ha đến dưới 600.000 ha

Nhiệm vụ

25,0

3,66-4,65

12.5

Từ 600.000 ha trở lên

Nhiệm vụ

30,0

3,66-4,65

13

Phân tích, đối chiếu bộ mẫu khóa ảnh thu thập thực địa với bộ mẫu khóa ảnh trong phòng

Mẫu

0,2

3,66-4,65

14

Giải đoán ảnh viễn thám và xây dựng bản đồ hiện trạng rừng

 

 

 

14.1

Tỷ lệ 1/1.000

Mảnh

5,0

3,99-4,98

14.2

Tỷ lệ 1/2.000

Mảnh

7,0

3,99-4,98

14.3

Tỷ lệ 1/5.000

Mảnh

9,0

3,99-4,98

14.4

Tỷ lệ 1/10.000

Mảnh

10,8

3,99-4,98

14.5

Tỷ lệ 1/25.000

Mảnh

13,0

3,99-4,98

14.6

Tỷ lệ 1/50.000

Mảnh

15,6

3,99-4,98

14.7

Tỷ lệ 1/100.000

Mảnh

18,7

3,99-4,98

15

Chồng xếp bản đồ, xác định diện tích cần kiểm tra hiện trường trong quá trình điều tra rừng

Xã, chủ rừng

5,0

3,99-4,98

16

Khoanh vẽ bản đồ lập địa cấp 2 trong phòng

Ha

0,005

4,65-5,76

17

Phân tích, thiết kế hệ thống mẫu điều tra

 

 

 

17.1

Dưới 50.000 ha

Nhiệm vụ

18,0

4,65-5,76

17.2

Từ 50.000 ha đến dưới 200.000 ha

Nhiệm vụ

19,0

4,65-5,76

17.3

Từ 200.000 ha đến dưới 400.000 ha

Nhiệm vụ

20,0

4,65-5,76

17.4

Từ 400.000 ha đến dưới 600.000 ha

Nhiệm vụ

21,0

4,65-5,76

17.5

Từ 600.000 ha trở lên

Nhiệm vụ

22,0

4,65-5,76

18

Thăm dò biến động mẫu điều tra

 

 

 

18.1

Dưới 50.000 ha

Nhiệm vụ

50,0

3,33-4,32

18.2

Từ 50.000 ha đến dưới 200.000 ha

Nhiệm vụ

55,0

3,33-4,32

18.3

Từ 200.000 ha đến dưới 400.000 ha

Nhiệm vụ

60,0

3,33-4,32

18.4

Từ 400.000 ha đến dưới 600.000 ha

Nhiệm vụ

65,0

3,33-4,32

18.5

Từ 600.000 ha trở lên

Nhiệm vụ

70,0

3,33-4,32

19

Chuẩn bị vật tư, kỹ thuật

Nhiệm vụ

10,0

2,06-3,33

Thông tư 05/2024/TT-BNNPTNT có hiệu lực thi hành từ ngày 22/6/2024.

Thanh Minh (Phòng Nội chính)