UBND tỉnh chỉ đạo tăng cường công tác quản lý kiểm soát giết mổ, an toàn thực phẩm; ngăn chặn và xử lý vận chuyển động vật, sản phẩm trái phép qua biên giới vào địa bàn tỉnh dịp Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025 

Ngày 25/01/2025, UNND tỉnh có văn bản chỉ đạo tăng cường công tác quản lý kiểm soát giết mổ, an toàn thực phẩm; ngăn chặn và xử lý vận chuyển động vật, sản phẩm trái phép qua biên giới vào địa bàn tỉnh dịp Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025

Theo đó, để thực hiện chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 394/BNN-TY ngày 10/01/2025 về việc tập trung chỉ đạo, tổ chức ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật qua biên giới vào Việt Nam, Công văn số 560/BNN-TY ngày 17/01/2025 về việc chấn chỉnh công tác quản lý, kiểm soát giết mổ động vật bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Công văn số 671/BNN-TY ngày 23/01/2025 về việc tăng cưởng, chấn chỉnh công tác kiểm dịch, cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật vận chuyển trong nước, UBND tỉnh yêu cầu:

1. Các Sở, ban, ngành, đơn vị liên quan, UBND các huyện, thành phố, thị xã thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các Chỉ thị số 02/CT- TTg ngày 14/01/2023, số 41/CT-TTg ngày 06/11/2024; các Công điện số 12/CĐ-TTg ngày 31/01/2024, số 58/CĐ-TTg ngày 16/6/2024; tiếp tục triển khai thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh tại Quyết định số 368/QĐ-UBND ngày 07/02/2024, các Công văn số 268/UBND-KT ngày 06/02/2024, số 759/UBND- KT ngày 02/5/2024, số 2260/UBND-KT ngày 27/11/2024, Công điện số 06/CĐ- UBND ngày 19/6/2024, Kế hoạch số 2312/KH-UBND ngày 03/12/2024.

2. UBND các huyện, thành phố, thị xã

- Tổ chức tốt công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân, nhất là khu vực biên giới, trong công tác phòng chống dịch, phòng ngừa gian lận thương mại, buôn bán, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật; vận động các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh, buôn bán, giết mổ, sơ chế, chế biến nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc tuân thủ và thực hành tốt quy trình giết mổ, sơ chế, chế biến để bảo đảm vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm, đồng thời không tham gia, tiêu thụ và tiếp tay cho việc nhập lậu, vận

chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật, không sử dụng các sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc, không đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm. Vận động các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh, buôn bán, giết mổ, sơ chế, chế biến nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc tuân thủ và thực hành tốt quy trình giết mổ, sơ chế, chế biến để bảo đảm vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm, không tham gia, tiêu thụ và tiếp tay cho việc nhập lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật, không sử dụng các sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc, không đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm.

- Chỉ đạo UBND cấp xã quản lý, kiểm soát giết mổ chặt chẽ các cơ sở giết mổ động vật nhỏ lẻ đang hoạt động trên địa bàn; thống kê số liệu, kiểm soát động vật nuôi tại địa phương, đặc biệt các địa bàn có chung biên giới với nước CHDCND Lào để kịp thời phát hiện sự biến động, tăng số lượng đột biến do có sự cấu kết, hợp thức hóa nguồn gốc động vật được vận chuyển, nhập lậu; hợp thức hóa, làm giả, làm trái quy định các loại giấy tờ kiểm dịch nhập khẩu, kiểm dịch vận chuyển ra khỏi địa bản cấp tỉnh.

- Chỉ đạo các Phòng, ban, đơn vị liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về thú y, an toàn thực phẩm đối với cơ sở giết mổ động vật; xử lý nghiêm và dừng hoạt động đối với các cơ sở giết mổ động vật trên địa bàn chưa được cấp phép hoạt động, nhất là cơ sở giết mổ nhỏ lẻ không bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm, giết mổ động vật chết do dịch bệnh và không được nhân viên thú y thực hiện kiểm soát giết mổ theo quy định.

- Tăng cường năng lực, nguồn lực cho nhân viên thú y cấp xã theo Nghị quyết số 59/2023/NQ-HĐND ngày 08/12/2024 của HĐND tỉnh, đặc biệt bố trí nhân viên thú y cấp xã có trình độ chuyên môn phù hợp nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả nội dung phòng, chống dịch bệnh động vật, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ động vật:

3. Ban chỉ đạo 389 tỉnh chỉ đạo các lực lượng tổ chức ngăn chặn, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn tỉnh, nhất là các đối tượng vận chuyển, mua bán trái phép động vật, sản phẩm động vật từ nước ngoài vào Việt Nam; đồng thời chủ động chia sẻ thông tin, dữ liệu với Chi cục Thú y vùng III và cơ quan thú y địa phương.

4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Phối hợp với các Sở, ban, ngành, đơn vị liên quan kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp buôn lậu, vận chuyển, giết mổ động vật, an toàn thực phẩm đối với thịt gia súc, gia cầm.

- Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ công tác kiểm dịch, cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh theo quy định hiện hành và chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT tại Công văn số 671/BNN-TY nêu trên, Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát giết mổ động vật tại các cơ sở giết mổ tập trung. Triển khai chương trình giám sát chủ động về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm có nguồn gốc động vật.

5. Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Cục Hải quan, Cục Quản lý thị trưởng Quảng Bình theo chức năng, nhiệm vụ chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, đặc biệt tại các cửa khẩu, đường mòn, lối mở khu vực biên giới, để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, sớm chấm dứt tinh trạng buôn bán, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật vào địa bàn tỉnh, tập trung xử lý các trường hợp lợn nghi ngờ nhập lậu, không rõ nguồn gốc.

6. Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Quảng Bình, Đài Phát thanh Truyền hình Quảng Bình phối hợp với các đơn vị, địa phương tổ chức thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân công tác phòng chống dịch, phòng ngừa gian lận thương mại, buôn bán, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật vào địa bàn tỉnh.

Xem toàn văn văn bản TẠI ĐÂY .

VP (Phòng Nghiệp vụ 3)