Cảnh giác với luận điệu xuyên tạc về chính sách tăng lương vừa qua
Trong thời gian qua Đảng, Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm tới vấn đề cải cách tiền lương, nhằm nâng cao đời sống người lao động và tạo động lực để phát triển đất nước. Qua đó, thể hiện sự ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa khi luôn đặt người lao động ở vị trí trung tâm thụ hưởng thành quả lao động. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, các lực lượng thù địch phản động đã đưa ra nhiều luận điệu xuyên tạc xung quanh chính sách tăng lương cho đội ngũ cán bộ, công chức, người lao động. Trên trang chantroimoimedia.com cho rằng: “Tăng lương mà lạm phát tăng thì đó là hình thức cướp của người nông dân chia cho cho công chức”. Đây là một luận điểm hoàn toàn sai lầm, thiếu khách quan, bóp méo sự thật và không có căn cứ. Ảnh. Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trong một phiên họp của Chính phủ Trước hết, phải khẳng định rằng, tăng lương là chính sách nhân văn, tiến bộ vừa thúc đẩy đời sống của người lao động vừa phù hợp với xu thế phát triển chung của đất nước trong giai đoạn hiện nay. Tăng lương đồng nghĩa với tăng thu nhập của người lao động. Tính từ khi Nhà nước ta được thành lập, tổng cộng đã có 4 lần cải cách tiền lương qua các năm 1960, 1985, 1993 và năm 2003. Tuy nhiên qua 4 lần cải cách, thì chưa lần nào cải cách đồng bộ, toàn diện, căn bản như lần này. Cải cách chính sách tiền lương lần này đã cơ cấu lại để tính tỷ lệ lương cơ bản, tỷ lệ phụ cấp và loại những cơ chế chính sách tiền lương đặc thù, chỉ còn lại bảng lương cơ bản, phụ cấp và bổ sung 10% mức lương cơ bản để cho thủ trưởng cơ quan, đơn vị thực hiện mục tiêu thưởng cho cán bộ, công chức, viên chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Xây dựng hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo để thay thế hệ thống bảng lương hiện hành, gồm 5 bảng lương. Những vấn đề này rất mới, phù hợp với xu thế công bằng, tiến bộ. Đây là một chính sách lương mới thực sự hài hòa và hợp lý. Điều này thể hiện sự linh hoạt, nhạy bén của Nhà nước ta. Đặc biệt qua mỗi lần tăng lương đều phù hợp với nguyện vọng của người dân và tình hình kinh tế - xã hội đất nước, góp phần phát triển kinh tế chung của cả nước, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) đã thông qua Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp với mục tiêu “Tiền lương phải thực sự là nguồn thu nhập chính bảo đảm đời sống người lao động và gia đình người hưởng lương; trả lương đúng là đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực, tạo động lực nâng cao năng suất lao động và hiệu quả làm việc của người lao động...”[3] Thông qua chính sách cải cách tiền lương mới 2024. Đây là điểm nhấn vừa mang tính lịch sử, vừa mang tính thời sự, thể hiện sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị. Trước hết, xuất phát từ thực trạng đất nước liên tục gặp khó khăn do tác động của đại dịch COVID-19, nhưng chúng ta vẫn quyết tâm “thắt lưng buộc bụng” để đến nay có đủ nguồn cho cải cách tiền lương phục vụ cho cải cách tiền lương đến năm 2026. Đây là một nỗ lực rất lớn của cả hệ thống chính trị tạo sự phấn khởi đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Thứ hai, tăng lương lần này là một minh chứng cho nỗ lực sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh gọn biên chế. Đây là cuộc cách mạng trong tinh giản biên chế từ trước đến nay. Từ đó tạo nguồn lực quan trọng để phục vụ cho cải cách tiền lương. Tập trung hoàn thiện hệ thống thể chế công vụ, từ sửa luật, các nghị quyết của Quốc hội, đến ban hành các nghị định để cơ cấu, xây dựng lại nền công vụ phù hợp với yêu cầu của tình hình mới. Thực hiện cải cách chính sách tiền lương trong bối cảnh hiện nay sẽ là giải pháp toàn diện, khả thi để phòng chống tham nhũng. Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà “Cải cách tiền lương không những nâng cao đời sống của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và gia đình của họ, mà còn một điều quan trọng nữa chính là nâng cao năng suất lao động và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Cải cách tiền lương chính là động lực tăng trưởng kinh tế. Bởi khi lương được nâng lên, sẽ tác động đến cung cầu”,[2] Chính sách tiền lương mới 2024 đã tạo một bước tư duy đột phá hoàn toàn, phù hợp với xu thế thế giới hiện này, phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của chúng ta hiện nay. Thứ hai, Nhà nước thực hiện chính sách tăng lương nhưng giá cả thị trường vẫn không có dấu hiệu tăng theo, kiểm soát được mức độ lạm phát. Về mặt ngân sách sẵn sàng cho việc tăng lương theo thông tin từ Bộ Tài chính đã tính toán và đảm bảo khả năng chi trả của ngân sách nhà nước giai đoạn 2024 - 2026, tổng nhu cầu kinh phí điều chỉnh lương cơ sở, tiền thưởng, lương hưu và trợ cấp là 913,3 nghìn tỷ đồng. Sau 15 năm kể từ 2009, tốc độ tăng lương cao hơn nhiều so với tốc độ tăng của chỉ số giá tiêu dùng. Theo Tổng Cục Thống kê, bình quân 6 tháng đầu năm 2024, chỉ số giá tiêu dùng tăng 4,08% so với cùng kỳ 2023, đây là mức lạm phát phù hợp để hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nằm trong mục tiêu Quốc hội đề ra cho năm nay từ 4-4,5%. [1] Bên cạnh đó, hiện nay,nguồn cung các mặt hàng nông sản dồi dào, giá ổn định, không tăng giá đột biến., sau thời gian tăng lãi suất, nhiều ngân hàng thương mại đã giảm cả lãi suất huy động lẫn cho vay. Lãi suất giảm, giảm chi phí đầu vào, giảm giá thành sản xuất, thì sẽ giảm được giá bán sản phẩm. Cùng đó, việc Bộ Tài chính quyết định tiếp tục thực hiện các chính sách giãn, giảm, gia hạn các loại thuế, phí năm 2023 áp dụng như năm 2022, góp phần rất lớn làm giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp. Chính phủ chỉ đạo rất quyết liệt để kiềm chế lạm phát, không như trước đây khi bàn đến tăng lương là giá cả thị trường có dấu hiệu tăng theo, luôn hướng tới mục tiêu tiền lương phải thực sự là nguồn thu nhập chính bảo đảm đời sống người lao động và gia đình người hưởng lương, tạo động lực nâng cao năng suất lao động. Thứ ba, chính sách tăng lương góp phần củng cố mối quan hệ giữa Nhà nước và nhân dân . Đặc biệt vẫn đảm bảo sự hài hòa, cân đối mức sống cho người nông dân. Điểm nổi bật là việc tăng lương cơ sở 30% sẽ giúp cải thiện đáng kể thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Cho thấy quyết tâm của Nhà nước dám nghĩ, dám làm. Nhờ có chính sách tăng lương sẽ tạo động lực cho người lao động nâng cao năng suất và hiệu quả làm việc, góp phần cải thiện hiệu quả công tác và chất lượng dịch vụ công. Chính sách này giúp người lao động cảm thấy được động viên và khích lệ, từ đó có tinh thần làm việc tích cực và hiệu quả hơn. Việc tăng lương cơ sở sẽ góp phần thúc đẩy tiến bộ và công bằng xã hội, giúp giảm bớt khoảng cách thu nhập. Đặc biệt vẫn đảm bảo sự hài hòa, cân đối mức sống cho người nông dân hiện nay. Trong nhiều năm qua, đời sống của người nông dân hay nói chung đã được cải thiện tích cực.Thu nhập trung bình một hộ nông dân tăng lên. Đặc biệt, khi lương tăng sẽ có sức đẩy giá lên, thu nhập của người nông dân cũng tăng do nông sản được giá hơn lợi. Chính vì vậy, để nâng cao thu nhập cho người nông dân từ sản xuất nông nghiệp. Nhà nước đã tổ chức lại hộ nông dân thành các tổ chức như tổ hợp tác, hợp tác xã, thúc đẩy áp dụng máy móc, có lợi thế kinh tế do đó có thể giảm chi phí. Ngoài ra, tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất giúp bà con có năng suất cao, giống mới. Đào tạo, nâng cao năng lực cho người nông dân, để họ hiểu biết về sản xuất, thị trường, để họ có tư duy kinh tế nông nghiệp, biết quản trị, quản lý, làm giàu và dần dần lan tỏa tinh thần cho mọi người xung quanh. Nhà nước cũng đã có chính sách bảo hiểm trong nông nghiệp. Chính sách Bảo hiểm xã hội tự nguyện cho người nông dân, góp phần quan trọng vào hệ thống an sinh xã hội của nước ta. Những luận cứ trên một lần nữa đập tan những luận điệu sai trái, thiếu khách quan của các lực lượng thù địch, góp phần khẳng định tính chất ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa khi luôn đặt người lao động ở vị trí trung tâm thụ hưởng thành quả lao động. Việc tăng lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng/tháng (tăng 30%) từ ngày 1/7/2024 là biện pháp quan trọng mà Chính phủ đã đề ra nhằm cải thiện đời sống của người lao động. Đương nhiên đi kèm theo đó là những các tác động tiềm tàng đối với người lao động và nền kinh tế xã hội tuy nhiên việc tăng lương cơ sở giúp ổn định và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội, giúp tăng cường niềm tin của người dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, góp phần củng cố mối quan hệ giữa Nhà nước và nhân dân./. Tài liệu tham khảo 1. https://dangcongsan.vn/kinh-te/tang-luong-co-so-gop-phan-dam-bao-doi-song-nguoi-lao-dong-671328.html 3. https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/toan-van-nghi-quyet-so-27-ve-cai-cach-chinh-sach-tien-luong-11922102213352934.htm Trương Thị Hoài, Trường Chính trị Quảng Bình
Các tin đã đăng
|