Công tác thanh tra đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa tiêu cực, lãng phí, tham nhũng
Theo Báo cáo kết quả công tác năm 2021 của Bộ Công thương, công tác thanh tra đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phòng ngừa tiêu cực, lãng phí, tham nhũng. Hoạt động thanh tra, kiểm tra đã trở thành động lực thúc đẩy mỗi cá nhân, đơn vị phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Theo báo cáo, Kế hoạch thanh tra năm 2021 của Bộ Công Thương được phê duyệt theo Quyết định số 3061/QĐ-BCT ngày 23/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương, bảo đảm đúng thời gian quy định, bám sát định hướng và hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước của Bộ Công Thương. Tính đến thời điểm báo cáo, các cuộc thanh tra được triển khai theo kế hoạch. Kế hoạch thanh tra, kiểm tra được xây dựng rõ ràng, chi tiết, có sự phối hợp tránh trùng lặp tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các hoạt động thanh tra, kiểm tra, từ đó góp phần nâng cao chất lượng công tác quản lý.
Thjeo đánh giá chung, công tác thanh tra, kiểm tra luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo Bộ; sự phối hợp chặt chẽ của các đơn vị. Việc rà soát, điều chỉnh, ban hành văn bản mới được triển khai kịp thời, đáp ứng nhiệm vụ được giao. Việc tuyên truyền, hướng dẫn, tập huấn cho cán bộ, công chức thực hiện pháp luật về công tác thanh tra, tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng được thực hiện thường xuyên, đúng đối tượng. Trong năm 2021, Thanh tra Bộ Công Thương đã tổ chức 4 buổi tập huấn về nghiệp vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo, chứng cứ trong hoạt động thanh tra. Trong công tác quản lý của Bộ, công tác thanh tra đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc phòng ngừa tiêu cực, lãng phí, tham nhũng. Kiến nghị các hình thức xử lý tương ứng với các mức độ vi phạm. Hoạt động thanh tra, kiểm tra đã trở thành động lực thúc đẩy mỗi cá nhân, đơn vị phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Đặt ra mục tiêu nhiệm vụ cho năm 2022, Bộ Công thương sẽ tăng cường công tác quản lý thị trường; thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm, kịp thời hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa trên thị trường hoặc lợi dụng dịch bệnh để định giá bán hàng hóa bất hợp lý đối với hàng hóa thiết yếu như: lương thực, thực phẩm, xăng dầu, thuốc tân dược, các loại vật tư, trang thiết bị y tế... trong điều kiện thị trường có biến động về cung cầu, giá cả hàng hóa do dịch bệnh COVID-19. Đồng thời, phối hợp triển khai, thực hiện nhiệm vụ của các Ban Chỉ đạo như: Ban Chỉ đạo 138 Chính phủ (138/CP) về phòng, chống tội phạm; Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; Ban Chỉ đạo do các Bộ, ngành khác chủ trì./.
Theo ThanhtraVietNam.vn
Các tin đã đăng
|