MỘT SỐ ĐIỂM MỚI VỀ CÔNG TÁC ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ TẠI VĂN KIỆN ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG
Bộ Chính trị tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực giai đoạn 2012-2022 - Ảnh: VGP
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta đã sớm nhận thức và ngày càng xác định rõ hơn về nguy cơ, tác hại của tham nhũng “tham nhũng vẫn là một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ ta” [1]. Văn kiện Đại hội XII đã đề cập đến ba mặt công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức. Đến Đại hội XIII, văn kiện Đại hội XIII chỉ ra bốn mặt công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức “xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh toàn diện trên năm mặt: chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ"[2]. từ đó cho biết nhiều điểm mới, điểm nhấn về công tác xây dựng Đảng được thể hiện trong Văn kiện Đại hội XIII mà trong đó công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí được đề cập đến đòi hỏi cần có nhận diện rõ thực trạng, định hướng để hiểu đúng trong điều kiện và bối cảnh hiện tại có nhiều thay đổi nhằm đấu tranh đảm bảo thắng lợi và đạt được mục tiêu đặt ra. Bài viết đề cập đến một số điểm mới về công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí tại văn kiện Đại hội XIII 1. Về nhận định đánh giá thực trạng phòng, chống tham nhũng tại Nghị quyết Đại hội XIII Báo cáo chính trị của BCH Trung ương Đảng Khóa XII tại đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã chỉ rõ sự quyết liệt, cụ thể hóa các phương thức phòng, chống tham nhũng: “Công tác kiểm tra, giám sát và đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực được triển khai quyết liệt, bài bản, đi vào chiều sâu, có bước đột phá và đạt những kết quả cụ thể, rõ rệt. Nhiều vụ án kinh tế, tham nhũng được phát hiện, điều tra, khởi tố, xét xử nghiêm minh, tạo sức răn đe, cảnh tỉnh, được cán bộ, đảng viên và nhân dân hoan nghênh, đánh giá cao và đồng tình ủng hộ”[3] và nội dung này một lần nữa tại được nhắc lại tại Báo cáo về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng về hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, phát huy ý chí, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại;….theo định hướng xã hội chủ nghĩa:“Công tác phòng, chống tham nhũng được lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện quyết liệt, toàn diện, đi vào chiều sâu, với quyết tâm chính trị rất cao, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, đạt nhiều kết quả rất quan trọng, được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, ủng hộ.”[4]. Văn kiện đã thể hiện nhiều nội dung về đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Đây cũng là mong muốn của toàn Đảng, toàn dân và đã được Văn kiện thể hiện rõ tinh thần "tiếp tục đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí". [5] Nhận định: “Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí ở một số địa phương, bộ, ngành chưa có chuyển biến rõ rệt; công tác phòng ngừa tham nhũng ở một số nơi còn hình thức. Việc phát hiện, xử lý tham nhũng, lãng phí vẫn còn hạn chế, nhất là việc tự kiểm tra, tự phát hiện và xử lý tham nhũng, lãng phí trong nội bộ, cơ quan, đơn vị còn yếu; tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực trong một số cơ quan, đơn vị khu vực hành chính, dịch vụ công chưa được đẩy lùi. Tham nhũng, lãng phí trên một số lĩnh vực, địa bàn vẫn còn nghiêm trọng, phức tạp, với những biểu hiện ngày càng tinh vi, gây bức xúc trong xã hội.”[6]. Đại hội XIII Đảng tiếp tục nhấn mạnh: “Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí chưa đạt mục tiêu, yêu cầu. Tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng, với những biểu hiện ngày càng tinh vi, phức tạp, xảy ra trên nhiều lĩnh vực, ở nhiều cấp, nhiều ngành, làm cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội, gây bức xúc trong dư luận, là thách thức nghiêm trọng đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lý của Nhà nước, đe dọa sự tồn vong của chế độ”[7]. Các nhận định trên một lần nữa khẳng định rõ sự chắc chắn về nguy cơ của tham nhũng đã được đề cập tại văn kiện Đại hội XII “Tham nhũng vẫn là một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ ta”[8] Việc nhận diện diễn biến phức tạp của tham nhũng luôn được khẳng định trong các văn kiện của các kỳ Đại hội “Sự tồn tại và diễn biến phức tạp của tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí”[9] và tại Báo cáo chính trị của BCH Trung ương Đảng Khóa XII tại đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, một lần nữa Đảng ta đánh giá sát thực về thực trạng tham nhũng thời gian qua “Tham nhũng, lãng phí một số nơi còn nghiêm trọng”[10] và những nguyên nhân dẫn đến tham nhũng do sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống… được rút ra từ một số bài học kinh nghiệm quý báu trong quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội XII “…; kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí”[11], so với kinh nghiệm được rút ra tại Báo cáo chính trị của BCH Trung ương Đảng khóa XI tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng: “kiên quyết phòng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị,… đẩy mạnh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí”[12] bổ sung thêm từ “kiên trì” và từ “đấu tranh” và nguyên nhân về “Năng lực, phẩm chất, ý thức kỷ luật của một bộ phận CB,CC,VC chưa cao; còn tình trạng nhũng nhiễu, tham nhũng vặt, gây bức xúc cho người dân, doanh nghiệp.”[13] được chỉ rõ, khẳng định. 2. Về định hướng thực hiện phòng, chống tham nhũng tại văn kiện Đại hội XIII Thứ nhất, “Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước PQXHCN trong sạch,… Tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, tội phạm và tệ nạn xã hội”[14], đồng thời, “tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng và công tác dân vận của Đảng”[15] Thứ hai “…. Thực hiện kiên trì, kiên quyết, có hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí… Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể nhân dân và các cơ quan thông tin đại chúng trong việc phát hiện, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí.”[16] Thứ ba, trên lĩnh vực xây dựng Đảng và hệ thống chính trị Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, dân chủ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân. Thực hiện tốt, có hiệu quả phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân do Đảng lãnh đạo là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị. Trong những năm tới phải đặc biệt coi trọng và đẩy mạnh hơn nữa xây dựng, chỉnh đốn Đảng toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng; thắt chặt hơn nữa mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với Nhân dân, dựa vào Nhân dân để xây dựng Đảng; kiên quyết kiên trì đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, lãng phí, với quyết tâm chính trị cao hơn, hành động mạnh mẽ, triệt để hơn, hiệu quả hơn; tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Đảng trong điều kiện mới. 3. Về giải pháp phòng, chống tham nhũng của Nghị quyết Đại hội XIII Một trong những nội dung đáng chú ý trong việc tạo cơ sở để tìm kiếm giải pháp phòng, chống tham nhũng được thể hiện qua văn kiện Đại hội XIII là bổ sung yếu tố “không muốn” tham nhũng. Điểm khác biệt là từ Đại hội XII trở về trước chỉ nói “ba không” trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí là không thể, không dám và không cần. Lần này, văn kiện Đại hội XIII đặt vấn đề "bốn không", ngoài “ba không”[17] như lâu nay có thêm một không nữa là “không muốn” tham nhũng. Còn “không thể” tham nhũng, là sự nhấn mạnh đến việc tiếp tục hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách để không có kẽ hở để người ta lợi dụng tham nhũng. “Không dám” tham nhũng là tiếp tục tinh thần mạnh hơn như khóa XII đã làm là phòng chống tham nhũng “không có vùng cấm, không có ngoại lệ và không ngừng nghỉ”. “Tại sao lại nói “không muốn”, thực tế Việt Nam có những cán bộ đủ ăn, thậm chí là thừa ăn vẫn cứ tham nhũng. Điều này khác với câu của ông cha ta nói “đói đầu gối phải bò”, “đói ăn vụng, túng làm liều”, một số cán bộ không đói, không túng mà vẫn tham nhũng. Trên thế giới cũng như vậy, Tổng thống, thủ tướng, bộ trưởng,… cán bộ cao cấp của một số quốc gia cũng tham nhũng”, từ thực tế đó, văn kiện bổ sung yếu tố “không muốn”, tức là phải giáo dục, tạo ra ý thức không muốn tham nhũng. Đây cũng là điểm mới đáng chú ý trong công tác phòng, chống tham nhũng. Điều này được thể hiện trong văn kiện: “Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục, tạo sự tự giác, thống nhất cao về ý chí và hành động trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, trước hết là sự gương mẫu, quyết liệt của người đứng đầu cấp uỷ, cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương; kiên trì giáo dục, rèn luyện đức tính liêm khiết, xây dựng văn hoá tiết kiệm, không tham nhũng, lãng phí trước hết trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức" hay “Tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, lợi ích nhóm.”[18] 4. Về định hướng phòng, chống tham nhũng của Nghị quyết Đại hội XIII Tại Định hướng về xây dựng Nhà nước: Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, vì nhân dân phục vụ và vì sự phát triển của đất nước. Tăng cường công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình, kiểm soát quyền lực gắn với siết chặt kỷ cương, kỷ luật trong hoạt động của Nhà nước và của cán bộ, công chức, viên chức. Tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, tội phạm và tệ nạn xã hội.[19] Tại Định hướng về xây dựng Đảng: Tiếp tục xây dựng, chỉnh đốn Đảng toàn diện; tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng; đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, nhất là cán bộ cấp chiến lược có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; làm tốt công tác tư tưởng, lý luận; chú trọng công tác bảo vệ Đảng, bảo vệ chính trị nội bộ; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật và dân vận của Đảng. 5. Điểm mới trong xác định nhiệm vụ trọng tâm, các đột phá chiến lược Về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, Báo cáo chính trị bổ sung yêu cầu đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, “lợi ích nhóm”, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; nhấn mạnh củng cố lòng tin, sự gắn bó của Nhân dân với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa. Trên tinh thần các nhiệm vụ, biện pháp cụ thể mà Đại hội XIII đã bổ sung, phát triển làm rõ và nhấn mạnh vai trò, tầm quan trọng của công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng hiện nay, cần tiếp tục nghiên cứu, quán triệt, nâng cao nhận thức cảu cán bộ, đảng viên và nhân dân về tầm quan trọng, yêu cầu nhiệm vụ tiếp tục phòng, chống tham nhũng trong thời gian tới. Trên cơ sở nhiệm vụ chính trị và dự báo sự biến động của tình hình thế giới, trong nước, địa phương, ngành để cụ thể hóa nội dung công tác phòng, chống tham nhũng bằng các hình thức, biện pháp, quy định cụ thể. Tăng cường kiểm tra, giám sát, thực hiện tốt trách nhiệm của người đứng đầu và cấp phó người đứng đầu, thực hiện có hiệu quả trên thực tế Quy chế Dân chủ cơ quan, đơn vị theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát và dân thụ hưởng”. Th.S.GVC. Nguyễn Thị Trà Giang Trưởng khoa Xây dựng Đảng - Trường Chính trị Quảng Bình
[1] Từ Nghị quyết số 14-NQ/TW, ngày 15/5/1996 của Bộ Chính trị khóa VII về lãnh đạo cuộc đấu tranh chống tham nhũng, đến các Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, X, XI, XII của Đảng đều nhấn mạnh tham nhũng là một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ. [2]https://vksdanang.gov.vn/dang-doan-the/chi-tiet?id=45770&_c=92,93,94,95,96,97 “Nghị quyết Đại hội Đảng XIII: Xác định những nhiệm vụ trọng tâm công tác xây dựng Đảng” [3] Văn kiện ĐHĐBTQ lần thứ XIII, Nxb CTQG-Sự thật, Tập 1, Trang 22. [4] Văn kiện ĐHĐBTQ lần thứ XIII, Nxb CTQG-Sự thật, Tập 1, Trang 76. [5] Văn kiện ĐHĐBTQ lần thứ XIII, Nxb CTQG-Sự thật, Tập 1, [6] Văn kiện ĐHĐBTQ lần thứ XIII, Nxb CTQG-Sự thật, Tập 1, Trang 93. [7] Văn kiện ĐHĐBTQ lần thứ XIII, Nxb CTQG-Sự thật, Tập 1, Trang 93. [8] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2016, tr.196. [9] Văn kiện ĐHĐBTQ lần thứ XII, Nxb CTQG-Sự thật, Trang 19. [10] Báo cáo tổng kết thực hiện chiến lược phát triển KT-XH 10 năm 2011-2020, xây dựng chiến lược phát triển KT-XH 10 năm 2021-2030. Trang 115. [11] Văn kiện ĐHĐBTQ lần thứ XIII, Nxb CTQG-Sự thật, Tập 1, Trang 27, 96. [12] Văn kiện ĐHĐBTQ lần thứ XIII, Nxb CTQG-Sự thật, Tập 1, Trang 63. [13] Báo cáo tổng kết thực hiện chiến lược phát triển KT-XH 10 năm 2011-2020, xây dựng chiến lược phát triển KT-XH 10 năm 2021-2030. Trang 225. [14] Văn kiện ĐHĐBTQ lần thứ XIII, Nxb CTQG-Sự thật, Tập 1, Trang 118. [15] Văn kiện ĐHĐBTQ lần thứ XIII, Nxb CTQG-Sự thật, Tập 1, Trang 19 [16] Báo cáo tổng kết thực hiện chiến lược phát triển KT-XH 10 năm 2011-2020, xây dựng chiến lược phát triển KT-XH 10 năm 2021-2030. Trang 160. [17] Ba không gồm: Không cần, không dám, không thể [18] Văn kiện ĐHĐBTQ lần thứ XIII, Nxb CTQG-Sự thật, Tập 1, Trang 70 [19] Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH 5 năm 2016-2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển KT-XH 5 năm 2021-2025
Các tin đã đăng
|