Toàn cảnh Cuộc họp Toàn cảnh Cuộc họp 1. Về một số kết quả nổi bật: Từ sau Phiên họp thứ 23 (tháng 01/2023) đến nay, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) tiếp tục được đẩy mạnh, có nhiều chuyển biến mới, tích cực, đồng bộ, hiệu quả hơn cả ở Trung ương và địa phương. Các cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan chức năng đã tăng cường phối hợp phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực qua công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; tập trung chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý nhiều vụ án, vụ việc; xử lý cả các hành vi tham nhũng và các hành vi tiêu cực, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng, tiêu cực trong cơ quan, tổ chức, đơn vị. Nổi bật là: (1) Các cơ quan tiến hành tố tụng cả nước đã khởi tố, điều tra 1.099 vụ/2.411 bị can về các tội tham nhũng, chức vụ, kinh tế; khởi tố mới 242 vụ án/864 bị can về tội tham nhũng (tăng gần 2 lần so với cùng kỳ năm 2022). Đối với các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo đã khởi tố mới 04 vụ án/24 bị can, khởi tố thêm 78 bị can trong 11 vụ án, kết thúc điều tra 03 vụ án/88 bị can, ban hành cáo trạng truy tố 08 vụ án/153 bị can, xét xử sơ thẩm 06 vụ án/51 bị cáo. Nhất là, đã chủ động phát hiện, quyết liệt đấu tranh, mở rộng điều tra, khởi tố mới nhiều bị can trong nhiều vụ án tham nhũng, tiêu cực lớn, phức tạp, có tính hệ thống, có tổ chức, liên quan đến nhiều bộ, ngành, địa phương, cả trong khu vực nhà nước và ngoài nhà nước, gây bức xúc trong nhân dân, như các vụ án xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam và các Trung tâm Đăng kiểm một số địa phương; vụ án xảy ra tại Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao và một số đơn vị liên quan; vụ án xảy ra tại Công ty Việt Á và các đơn vị, địa phương liên quan; các vụ án liên quan đến Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát; các vụ án, vụ việc liên quan đến Công ty AIC và các đơn vị liên quan. Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phát biểu tại Cuộc họp Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phát biểu tại Cuộc họp (2) Cấp ủy, Ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật hơn 100 tổ chức đảng, hơn 3.600 đảng viên. Trong đó, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đã xử lý kỷ luật 12 tổ chức đảng, 26 cán bộ cấp Giám đốc Sở và tương đương trở lên, trong đó có 01 nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, 03 Chủ tịch, nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, 02 sỹ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang. Các cơ quan chức năng qua kiểm tra, thanh tra, kiểm toán đã chuyển 137 vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan điều tra để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật; kiến nghị xem xét, xử lý hành chính 232 tập thể và 1.146 cá nhân. (3) Công tác PCTNTC trong các cơ quan có chức năng PCTNTC tiếp tục được chú trọng, tăng cường. Từ đầu năm đến nay, các cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan chức năng đã xử lý kỷ luật, xử lý hình sự nhiều trường hợp vi phạm trong lực lượng này, điển hình như: Khởi tố, điều tra 02 Thiếu tướng đã nghỉ hưu trong lực lượng vũ trang; 02 cán bộ Tòa án nhân dân và 01 cán bộ Viện kiểm sát nhân dân; 14 cán bộ thanh tra, giám sát của các cơ quan: Thanh tra Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Kiểm toán Nhà nước, Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia và 12 cán bộ thanh tra các địa phương; xử lý kỷ luật 12 cán bộ là Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện, Trưởng phòng, Trưởng Công an một số huyện, thành phố của tỉnh An Giang;... Đồng chí Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trình bày báo cáo tại Cuộc họp Đồng chí Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trình bày báo cáo tại Cuộc họp (4) Các Ban Chỉ đạo cấp tỉnh từng bước đi vào hoạt động nền nếp, hiệu quả; công tác PCTNTC ở địa phương, cơ sở có nhiều chuyển biến rõ rệt, khắc phục tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”. Nhiều địa phương đã khởi tố cả cán bộ là Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc, Phó Giám đốc Sở, Chủ tịch UBND cấp quận, huyện như: Cao Bằng, Hòa Bình, Quảng Ninh, Hà Nam, Thanh Hoá, Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu,... Những kết quả đạt được nêu trên tiếp tục khẳng định quyết tâm đấu tranh PCTNTC của Đảng và Nhà nước, được dư luận xã hội và nhân dân đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao, nhất là việc ra mắt Cuốn sách “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của đồng chí Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo (ngày 02/02/2023) được đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân rất hoan nghênh, quan tâm, đón nhận và đánh giá cao, coi đây là cuốn “cẩm nang” về công tác PCTNTC; việc quán triệt, nghiên cứu, học tập, phổ biến nội dung và những giá trị cốt lõi của Cuốn sách đã tạo thành một đợt sinh hoạt chính trị tư tưởng sâu rộng trong cả hệ thống chính trị. Cuốn sách đã giúp cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, bạn bè quốc tế hiểu rõ, hiểu đúng về bản chất cuộc đấu tranh PCTNTC ở Việt Nam. Các đại biểu dự Cuộc họp Các đại biểu dự Cuộc họp 2. Về nhiệm vụ thời gian tới, Thường trực Ban Chỉ đạo yêu cầu các cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan chức năng tiếp tục đẩy mạnh công tác đấu tranh PCTNTC với tinh thần “kiên quyết, kiên trì, không nghỉ, không ngừng, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai”, triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ PCTNTC theo Kết luận Phiên họp thứ 23 của đồng chí Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo và Chương trình công tác năm 2023 của Ban Chỉ đạo, đồng thời quan tâm làm tốt một số nhiệm vụ sau: (1) Chỉ đạo rà soát, chấn chỉnh, khắc phục ngay những biểu hiện đùn đẩy, né tránh, làm việc cầm chừng, sợ sai không dám làm trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Đây chính là một biểu hiện của tiêu cực, gây nhiều hệ lụy xấu, làm chậm sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, vì vậy cần tập trung chấn chỉnh, khắc phục ngay tình trạng này. Các đại biểu dự Cuộc họp Các đại biểu dự Cuộc họp (2) Chỉ đạo kiểm tra làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân, người đứng đầu trong xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách, pháp luật có nhiều sơ hở, bất cập để tổ chức, cá nhân lợi dụng trục lợi; kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, không để cài cắm “lợi ích nhóm”, “lợi ích cục bộ” trong ban hành chính sách, pháp luật, gây thiệt hại cho Nhà nước và xã hội. (3) Tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án, xử lý các vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo, nhất là các vụ án xảy ra tại Công ty Việt Á, Tập đoàn FLC, Tân Hoàng Minh, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Công ty AIC, Cục Đăng kiểm Việt Nam và các Trung tâm đăng kiểm tỉnh, thành phố; khẩn trương đưa ra xét xử sơ thẩm 05 vụ án trong Quý II/2023: (1) Vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí; Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Dự án khu thương mại dịch vụ và dân cư Tân Việt Phát 2, phường Phú Hài, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận; (2) Vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Tổng Công ty Xây dựng Công trình giao thông 1 (Cienco1); (3) Vụ án “Đưa hối lộ; Nhận hối lộ; Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Môi giới hối lộ” xảy ra tại Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao và một số đơn vị liên quan; (4) Vụ án “Buôn lậu; Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới” xảy ra tại khóm 5, phường Châu Phú An, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang; (5) Vụ án “Tham ô tài sản” xảy ra tại Bộ Tư lệnh Cảnh sát Biển Việt Nam. Đồng thời, khẩn trương kiểm tra, xử lý kịp thời, nghiêm minh các tổ chức đảng, đảng viên có dấu hiệu vi phạm trong các vụ việc, vụ án theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo. Các đại biểu dự Cuộc họp Các đại biểu dự Cuộc họp (4) Ban Chỉ đạo cấp tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường phối hợp trong công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; tập trung kiểm tra, giám sát, thanh tra các lĩnh vực chuyên môn sâu, hoạt động có tính khép kín, dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực, những vấn đề nổi cộm, gây bức xúc trong xã hội; xử lý nghiêm, có hiệu quả tình trạng “tham nhũng vặt”; chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực, nhất là các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC giao địa phương chỉ đạo xử lý và các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo cấp tỉnh theo dõi, chỉ đạo. 3. Cũng tại Cuộc họp này, Thường trực Ban Chỉ đạo đã thống nhất thành lập 05 đoàn kiểm tra của Ban Chỉ đạo để kiểm tra chuyên đề việc thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng về PCTNTC thành pháp luật của Nhà nước tại một số cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương; tổ chức Hội nghị sơ kết 01 năm hoạt động của Ban Chỉ đạo PCTNTC cấp tỉnh.
Cuộc điều tra chưa từng có xung quanh tham nhũng tại Nghị viện châu Âu (EP) gặp một số vấn đề về thủ tục. 5 tháng sau cuộc điều tra tham nhũng "Qatargate" làm rung chuyển Liên minh châu Âu (EU), chính quyền Bỉ đã khẳng định đã làm tốt trong xử lý vụ việc, trong bối cảnh có nhiều ý kiến chỉ trích. Theo Báo Financial Times (Thời báo Tài chính, Anh), sau các cuộc đột kích, bắt giữ chưa từng có tại EP và thu giữ 1,5 triệu euro tiền mặt vào tháng 12 năm ngoái, các nghi phạm chính hiện đều đã được thả dưới sự giám sát điện tử tại nhà ở Brussels, trong khi Ý vẫn chưa chuyển giao 2 nghi phạm khác bị truy nã ở Bỉ.
Maroc và Qatar, 2 quốc gia bị cáo buộc hối lộ các nhà lập pháp EU để vận động hành lang thay mặt họ, đã bác bỏ mọi hành vi sai trái và gọi vụ việc là một chiến dịch bôi nhọ.
Theo Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo: “Một số quốc gia có liên quan rõ ràng đã không hài lòng với công việc mà các cơ quan pháp lý của chúng tôi đã làm".
"Tôi nghĩ rằng các nhà điều tra của chúng tôi đã làm rất tốt, điều này không phải lúc nào cũng dễ dàng bởi vì... một số quốc gia rõ ràng là khá gay gắt”, ông De Croo nói thêm.
Theo nguồn tin thân cận với cuộc điều tra, việc trao đổi tài liệu và thủ tục giấy tờ giữa Bỉ và Ý diễn ra chậm chạp, bao gồm cả do rào cản ngôn ngữ.
Ý đã mở cuộc điều tra riêng đối với nhiều cá nhân liên quan đến mạng lưới các công ty bị cáo buộc thành lập nhằm che giấu dấu vết của các khoản thanh toán bất hợp pháp. Nhưng không ai trong số các nghi phạm đã bị thẩm vấn, do sự chậm trễ trong thủ tục, nguồn tin nói với Financial Times.
Đơn cử, Nghị sĩ EP Andrea Cozzolino và kế toán của nghi phạm chính, Monica Rossana Bellini, đang chờ quyết định chuyển giao và do đó, cả chính quyền Ý và Bỉ đều chưa thẩm vấn họ về các chi tiết liên quan bị cáo buộc.
Cả Cozzolino và Bellini đều phủ nhận mọi hành vi sai trái.
Các thẩm phán ở Napoli và Milan (Ý) đã hoãn quyết định về việc chuyển giao 2 công dân Ý sang Bỉ, với lý do thiếu chi tiết trong yêu cầu đối với Bellini và những lo ngại về sức khỏe của Cozzolino.
Những yêu cầu chuyển giao của châu Âu, vốn được cho là nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc dẫn độ giữa các quốc gia thành viên EU, thay vào đó lại gây ra sự chậm trễ kéo dài hàng tháng, nguồn tin cho biết thêm.
Cozzolino đang bị quản thúc tại gia ở Napoli, trong khi Bellini - người đã thành lập Equality Srl, công ty nằm ở trung tâm cuộc điều tra của Ý - đã được trả tự do khỏi quản thúc tại gia ở Milan vào tháng 2.
Thẩm phán dẫn đầu cuộc điều tra ở Bỉ, Michel Claise, nói với Financial Times rằng, các cuộc điều tra sẽ mất “thời gian cần thiết”.
“Tôi không ở đây để phô trương chiến tích. Ngược lại, tôi ở đây để ngăn chặn các lỗi dù là nhỏ nhất”, ông Claise - người chịu trách nhiệm phê duyệt các lệnh ghi âm, khám xét và bắt giữ, cho biết.
Trong thời gian chuẩn bị cho những vụ bắt giữ hồi tháng 12, các nhà điều tra Bỉ đã lắp đặt camera giám sát tại nhà của kẻ tự nhận là "ông trùm" - cựu Nghị sĩ EP Pier Antonio Panzeri, bị bắt quả tang đang trao phong bì tiền mặt.
Thẩm phán Claise cho biết, công việc của ông không hề dễ dàng với nhiều cạm bẫy.
Theo Financial Times, Claise đã tạo dựng tên tuổi của mình trong chống tội phạm tham nhũng lĩnh vực ngân hàng, bao gồm một cuộc điều tra về rửa tiền và gian lận thuế đối với ngân hàng UBS được đưa ra vào năm 2014.
Một người thân cận với cuộc điều tra ở Brussels cho biết, Claise đang chịu áp lực trong việc phải nới lỏng sự kiểm soát đối với các quốc gia được coi là đối tác thương mại quan trọng và đồng minh ngoại giao của khối trong bối cảnh căng thẳng toàn cầu gia tăng.
Trong khi, thẩm phán người Bỉ khẳng định sự độc tư pháp. “Không ai vào văn phòng của tôi và bảo tôi phải làm gì. Không bao giờ”.
Văn phòng Công tố liên bang Bỉ cũng bác bỏ bất kỳ ý kiến nào cho rằng họ không hành động độc lập.
“Vấn đề không phải là ai độc lập hơn hay ít độc lập hơn. Mọi điểm của hệ thống tư pháp Bỉ đều được điều chỉnh bởi luật pháp, không có chuyện vi phạm”, một phát ngôn viên Văn phòng Công tố liên bang cho biết.
Khi được hỏi liệu cuộc điều tra “Qatargate” ở Bỉ có tiếp tục diễn ra hay không, ông Claise trả lời: “Tôi có thể hứa rằng, sau mùa xuân, mùa hè sẽ đến”.
Theo Noichinh.vn
Các tin đã đăng
|