Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 35 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo
Sáng 13/11, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân (TCD), giải quyết khiếu nại, tố cáo (KN, TC), do đồng chí Trần Hải Châu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì. Tham dự có các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Quang cảnh hội nghị Theo báo cáo tại Hội nghị, 10 năm qua, cấp ủy, chính quyền, các cơ quan, đơn vị, địa phương đã tập trung quán triệt, triển khai, tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 35, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Tiếp công dân và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành. Quan tâm, chủ động, chú trọng công tác tiếp công dân, giải quyết KNTC; nhiều vụ việc phức tạp, kéo dài, nhiều vụ việc nổi lên tiềm ẩn phức tạp, có khả năng ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được tập trung chỉ đạo, xử lý có hiệu quả như trong Báo cáo đã nêu. Công tác kiểm tra, giám sát về việc thực hiện quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong tiếp công dân, giải quyết KNTC đã được cấp ủy, các cơ quan có thẩm quyền tăng cường, chú trọng. Các cơ quan tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp đã chủ động, sáng tạo, có nhiều cách làm hay phát huy tác dụng trong thực tế.
![]() Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Hải Châu trao Bằng khen cho các tập thể, cá nhân
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác TCD, giải quyết KN, TC vẫn còn một số khuyết điểm, hạn chế do nhận thức chưa đúng về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác TCD, giải quyết KN, TC; tinh thần trách nhiệm của một số cán bộ, công chức, đặc biệt là người đứng đầu một số cấp ủy, chính quyền, thủ trưởng cơ quan, đơn vị chưa cao.
Các tham luận tại hội nghị đã làm rõ kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế cần tháo gỡ, chỉ rõ nguyên nhân và đề xuất nhiều giải pháp nhằm tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác TCD, giải quyết KN, TC trong thời gian tới.
![]() Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Hải Châu phát biểu chỉ đạo hội nghị
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Hải Châu đã thay mặt Thường trực và Ban Thường vụ Tỉnh ủy, tôi chúc mừng, biểu dương sự nỗ lực, kết quả đạt được của cấp ủy, chính quyền, các cơ quan, đơn vị trong thực hiện công tác tiếp công dân, giải quyết KNTC trong thời gian qua. D
Thứ nhất: Phát huy đầy đủ, nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền và cán bộ, đảng viên, trước hết là của người đứng đầu đối với công tác tiếp công dân, giải quyết PAKN, KNTC Cấp ủy, quyền, đoàn thể và người đứng đầu phải xác định rõ đây là nhiệm vụ chính trị rất quan trọng, để thường xuyên tập trung lãnh đạo, chỉ đạo. Người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, cơ quan, đơn vị phải thực hiện nghiêm quy định về tiếp công dân, đối thoại trực tiếp với dân, không ủy quyền khi không thực sự cần thiết. Chịu trách nhiệm trước Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh về tình hình KNTC trong phạm vi, địa bàn, lĩnh vực phụ trách, nhất là để xảy ra phát sinh KNTC phức tạp, điểm nóng. Thường xuyên kiểm tra, giám sát, thanh tra việc lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết PAKN, KNTC; xử lý nghiêm cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên thiếu trách nhiệm, đùn đẩy, né tránh, kéo dài việc giải quyết PAKN, KNTC và các hành vi vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tiếp công dân, giải quyết KNTC. Thứ hai: Nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện thể chế, pháp luật về tiếp công dân, giải quyết PAKN, KNTC và liên quan đến quyền, lợi ích của người dân Tiếp tục tuyên truyền, quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 35 và Quy định số 11 của Bộ Chính trị; Chỉ thị số 30 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác nội chính trong tình hình mới; Chỉ thị số 26 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng đối với việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo đã có hiệu lực pháp luật trên địa bàn tỉnh; tổ chức thực hiện hiệu quả Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, Luật Đất đai năm 2024…, các quy định của pháp luật về công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình, bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của người dân, góp phần hạn chế KNTC. Tăng cường quản lý nhà nước, khắc phục những mặt còn hạn chế trong công tác tiếp công dân, giải quyết KNTC và các lĩnh vực liên quan đến quyền, lợi ích của người dân. Yêu cầu cấp ủy, chính quyền, các cơ quan, đơn vị các cấp hằng năm ban hành các chương trình, kế hoạch để lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác tiếp công dân, giải quyết KNTC. Thứ ba: Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng giải quyết KNTC, nhất là các vụ việc KNTC đông người, phức tạp, kéo dài, không để hình thành “điểm nóng” về an ninh, trật tự Chú trọng xử lý, giải quyết dứt điểm PAKN, KNTC ngay từ cơ sở; tập trung kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ việc KNTC đông người, phức tạp, kéo dài. Tổ chức thực hiện nghiêm các kết luận thanh tra, quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo đã có hiệu lực pháp luật; kiên quyết chấm dứt việc giải quyết đối với các vụ việc đã được rà soát, giải quyết thỏa đáng, đúng pháp luật. Trong đó: (1) Ban Nội chính Tỉnh ủy tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt trong việc chủ trì tham mưu Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy triển khai thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW, Quy định số 11-QĐi/TW của Bộ Chính trị và các quy định khác của Đảng về công tác tiếp công dân và giải quyết KNTC; đồng thời, phối hợp với UBKT Tỉnh ủy tăng cường kiểm tra, giám sát việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện. Tham mưu sửa đổi, bổ sung tổ chức, hoạt động Tổ Công tác của Bí thư Tỉnh ủy trong xử lý, giải quyết các vụ việc phức tạp, kéo dài trên địa bàn tỉnh theo hướng tổ chức thành Tổ Công tác của Thường trực Tỉnh ủy. Phối hợp với Thường trực cấp ủy cấp huyện nâng cao hiệu quả hoạt động của các Tổ giúp việc công tác nội chính Đảng của cấp ủy trong tham mưu nắm tình hình, tham mưu tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những PAKN, KNTC của Nhân dân. (2) Ban Dân vận Tỉnh ủy chủ trì phối hợp với Ban Nội chính Tỉnh ủy, Công an tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch, phương án, triển khai thực hiện vận động, vận động cá biệt đối với các vụ việc, vụ án đã được các cơ quan có thẩm quyền giải quyết, trả lời đúng quy định của pháp luật, nhằm hạn chế tình trạng khiếu kiện kéo dài, vượt cấp. (3) Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh lãnh đạo UBND tỉnh chỉ đạo Thanh tra tỉnh, các địa phương, cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện triệt để các kết luận thanh tra, quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo đã có hiệu lực pháp luật; tăng cường hướng dẫn người KNTC gửi đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết thay vì chuyển đơn nhằm hạn chế đơn, thư, kiến nghị gửi trùng nhiều nơi, nhiều cấp, đồng thời có tác dụng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho Nhân dân. Có biện pháp tăng cường và nâng cao hoạt động Tổ công tác của UBND tỉnh trong xử lý, giải quyết các vụ việc phức tạp, kéo dài. (4) Đảng ủy Công an tỉnh lãnh đạo Công an tỉnh chủ động nắm tình hình các vụ việc dễ phát sinh phức tạp, để tham mưu giải quyết từ sớm, từ xa, tránh phát sinh điểm nóng về KNTC, ảnh hưởng đến an ninh trật tự. Nắm chắc, có kế hoạch, giải pháp cô lập, vô hiệu hóa hoạt động các đối tượng xấu, phức tạp, các đối tượng cơ hội kích động, xúi dục, cầm đầu liên kết hội nhóm để KNTC; thu thập, củng cố hồ sơ, tài liệu chứng cứ, kiên quyết đấu tranh, xử lý các đối tượng lợi dụng tự do, dân chủ, lợi dụng KNTC để gây bất ổn tình hình, mất an ninh trật tự. Thứ tư: Phát huy vai trò của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị, xã hội, các cơ quan thông tấn, báo chí trong công tác tiếp dân, giải quyết KNTC; đẩy mạnh công tác hòa giải, đối thoại, vận động, thuyết phục công dân chấm dứt KNTC không đúng pháp luật, giảm thiểu các tranh chấp, KNTC ngay từ cơ sở. Thứ năm: Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan nội chính, kiểm tra, thanh tra, công an, kiểm sát, tòa án và giữa các cơ quan chức năng cấp tỉnh với các địa phương trong công tác tiếp công dân, giải quyết KNTC. Trong công tác phối hợp, phải có sự kết nối thông tin thường xuyên, kịp thời, từ đó có hướng xử lý phù hợp, thống nhất. Đối với các vụ việc đông người, phức tạp, kéo dài phải có sự quyết tâm cao trong lãnh đạo, chỉ đạo và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị để giải quyết sớm, dứt điểm. Thứ sáu: Quan tâm sắp xếp tổ chức, bộ máy, lựa chọn cán bộ đủ năng lực, trình độ, nhiệt huyết để thực hiện công tác tiếp công dân, giải quyết KNTC. Nâng cao hiệu quả bồi dưỡng nghiêp vụ, kỹ năng công tác; quan tâm chính sách, chế độ đãi ngộ thỏa đáng, tương xứng với tính chất công việc đối với đội ngũ trực tiếp làm công tác tiếp dân, xử lý đơn, thư, giải quyết KNTC của cấp ủy, chính quyền các cấp; tăng cường đầu tư cơ sở, vật chất, các trang thiết bị phục vụ công tác tiếp công dân, giải quyết KNTC. Dịp này, nhiều tập thể, cá nhân đã được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc tiêu biểu trong thực hiện Chỉ thị số 35. * Một số hình ảnh tại hội nghị:
![]() ![]() ![]() ![]() ![]() Tin: Nguyễn Công Bằng (Phòng Tổng hợp - Ban Nội chính Tỉnh ủy), ảnh: Ngọc Mai Báo Quảng Bình
Các tin đã đăng
|